“Chốt” 8 cơ chế đặc thù cho chương trình mục tiêu, phân cấp cho huyện thực hiện

VOV.VN - Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, với 92,29% tổng số đại biểu tán thành.

Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Các cơ chế, chính sách đặc thù được Quốc hội cho phép liên quan phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án phát triển sản xuất; quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội

Bên cạnh đó là cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

Liên quan cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện, nghị quyết nêu rõ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá hai huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia cho huyện được lựa chọn thí điểm.

Hội đồng nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Việc quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm của các huyện thực hiện cơ chế thí điểm được thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm đã được Hội đồng nhân dân huyện điều chỉnh theo quy định tại nghị quyết.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua cho đến khi Quốc hội có quy định khác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng: Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng
Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng: Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

VOV.VN - Quốc hội khóa XV vừa biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với tỷ lệ 91,28% tổng số đại biểu tán thành, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 18/1.

Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng: Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng: Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

VOV.VN - Quốc hội khóa XV vừa biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với tỷ lệ 91,28% tổng số đại biểu tán thành, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 18/1.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi sau 4 kỳ họp
Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi sau 4 kỳ họp

VOV.VN - Sau 4 kỳ họp cho ý kiến, sáng nay 18/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với 432/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,63% tổng số đại biểu).

Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi sau 4 kỳ họp

Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi sau 4 kỳ họp

VOV.VN - Sau 4 kỳ họp cho ý kiến, sáng nay 18/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với 432/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,63% tổng số đại biểu).

Phân cấp cho huyện phải khả thi vì "căng quá có khi anh em lại buông"
Phân cấp cho huyện phải khả thi vì "căng quá có khi anh em lại buông"

VOV.VN - Đề cập việc Chính phủ trình Quốc hội thí điểm phân cấp cho cấp huyện thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng “nguyên tắc là phân cấp phải có tính khả thi và anh em cấp dưới phải làm được”.

Phân cấp cho huyện phải khả thi vì "căng quá có khi anh em lại buông"

Phân cấp cho huyện phải khả thi vì "căng quá có khi anh em lại buông"

VOV.VN - Đề cập việc Chính phủ trình Quốc hội thí điểm phân cấp cho cấp huyện thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng “nguyên tắc là phân cấp phải có tính khả thi và anh em cấp dưới phải làm được”.

Để ngăn sở hữu chéo như vụ SCB thì một biện pháp là không đủ
Để ngăn sở hữu chéo như vụ SCB thì một biện pháp là không đủ

VOV.VN - Có ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức tại các ngân hàng khó ngăn sở hữu chéo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng một biện pháp là không đủ mà cần tăng cường giám sát, thực thi.

Để ngăn sở hữu chéo như vụ SCB thì một biện pháp là không đủ

Để ngăn sở hữu chéo như vụ SCB thì một biện pháp là không đủ

VOV.VN - Có ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức tại các ngân hàng khó ngăn sở hữu chéo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng một biện pháp là không đủ mà cần tăng cường giám sát, thực thi.

Khi nào sẽ can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Khi nào sẽ can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?

VOV.VN - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định rõ các trường hợp can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như trường hợp phải kiểm soát đặc biệt.

Khi nào sẽ can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?

Khi nào sẽ can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?

VOV.VN - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định rõ các trường hợp can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như trường hợp phải kiểm soát đặc biệt.