Có hàm, làm việc với lãnh đạo mới có vị thế

“Việc phong hàm không phải lách luật để tăng cấp phó, lãnh đạo” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết.

Trao đổi về việc phong chức danh hàm vừa được các ĐB chất vấn nảy lửa Bộ trưởng Nội vụ tại kỳ họp Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết hiện Bộ đang nghiên cứu xây dựng quy chế phong hàm.

Hiện đang có trên 300 trường hợp được phong chức danh hàm nhưng chưa có văn bản nào quy định, trừ pháp lệnh hàm cấp ngoại giao.

Thứ trưởng Nội vụ khẳng định việc có văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Sự cần thiết như thế nào, thưa ông? Có ý kiến cho rằng việc phong hàm là một cách lách luật để thêm cấp phó, cấp lãnh đạo, một hình thức ‘ưu đãi’ cho người làm lâu năm được lên lương?

Việc phong hàm không phải lách luật để tăng cấp phó, lãnh đạo. Bên cạnh việc đánh giá trình độ năng lực của những người làm việc theo chế độ chuyên viên, đây cũng là hình thức tôn vinh những người có năng lực, chuyên môn cao đang rất cần cho các cơ quan làm công tác hoạch định chính sách vĩ mô, đảm bảo chính sách ban hành đi vào thực tiễn có hiệu quả.

Cũng không nên coi việc phong hàm là một sự ưu đãi mà là sự ghi nhận, đánh giá đối với những người có năng lực, có cống hiến.

Nói về sự cần thiết thì cần hiểu Việt Nam tồn tại 2 chế độ làm việc công vụ. Một là chế độ thủ trưởng, hai là chế độ chuyên viên. Chế độ thủ trưởng là người thủ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.

Còn chế độ chuyên viên thì hoạt động của anh chịu sự điều hành của ngay cấp cao hơn. Họ là những người có chuyên môn sâu và có vai trò quan trọng trong tham mưu, hoạch định chính sách và làm việc trực tiếp với lãnh đạo.

Nhưng khi lãnh đạo làm việc trực tiếp với họ, nếu gọi chuyên viên lên làm việc thì rất buồn cười.

Tất nhiên theo quy định, họ phải về báo cáo vụ trưởng nhưng có những việc cần giải quyết ngay liên quan đến hoạch định chính sách vĩ mô đòi hỏi có những chuyên gia đầu ngành thì những người này có thể giúp cho lãnh đạo giải quyết.

Khi làm việc với lãnh đạo họ cần có vị thế nên việc phong hàm là cần thiết.

Bên cạnh đó, khi chúng ta đang quy định quản lý chặt chẽ cấp phó thì việc phong hàm là một hình thức để ghi nhận những người có đóng góp trong quá trình làm việc.

Hoặc những người quá tuổi không bổ nhiệm được nhưng lại có trình độ chuyên môn cao, vẫn làm việc tốt thì mình phải có sự quan tâm, ghi nhận quá trình cống hiến của họ để giữ chân họ.

Làm sai sẽ có chế tài

Làm thế nào để tránh lạm dụng chức danh này dù thực tiễn có một bộ phận những cán bộ có năng lực cần được ghi nhận, đánh giá theo cách ông lý giải, như kiểu tránh bị đàm tiếu cán bộ cuối nhiệm kỳ, gần hết tuổi ‘chạy’ chức hàm để về hưu cho oai?

Trong quy chế Bộ đang xây dựng không những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để phong hàm mà còn có quy định các chế tài, chế định rất cụ thể.

Ông nào làm sai phải bị xử lý kỷ luật và quy định cả chính sách đãi ngộ đối với người được phong hàm. Vì đấy là những người giỏi, có trình độ năng lực.

Để tránh lạm dụng, làm sai trong phong hàm thì quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền và trách nhiệm của những cơ quan được phong hay bổ nhiệm hàm phải rõ ràng, chặt chẽ.

Chậm nhất đầu năm 2016 chúng tôi sẽ trình Chính phủ văn bản này.

Vừa qua ở trung ương áp dụng việc phong hàm, địa phương có nên sử dụng hình thức ghi nhận năng lực bằng phong hàm không?

Ở những nơi nào làm việc theo chế độ chuyên viên thì theo tôi nên có chức danh hàm. Còn nếu làm việc đơn thuần theo chế độ thủ trưởng thì không.

Ở sở hay ủy ban hay trung ương, cứ ở đâu trong quy định pháp luật có chức năng nhiệm vụ theo chế độ chuyên viên thì nơi đó nên nghiên cứu việc phong hàm.

"Hàm" đã có gần 20 năm nay

Việc phong hàm có từ năm 1996 khi sáp nhập các tổ chức, nhiều cán bộ không thể cùng làm vụ trưởng hết nên buộc lòng phải giữ hàm.

Đến giờ này nhiều cơ quan cấp trung ương tồn tại chế độ hàm dù không có văn bản nào quy định không cho làm. Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Nội vụ rà soát thống kê xem xét, kiến nghị báo cáo cấp có thẩm quyền -Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm
Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm

VOV.VN - Báo cáo của Chính Phủ dự báo thời gian tới số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành địa phương sẽ tiếp tục giảm.

Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm

Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm

VOV.VN - Báo cáo của Chính Phủ dự báo thời gian tới số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành địa phương sẽ tiếp tục giảm.

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”
Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này, đồng thời cho rằng nên quy định cứng số lượng cấp phó trong Luật.

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này, đồng thời cho rằng nên quy định cứng số lượng cấp phó trong Luật.

Bộ Nội vụ: Cấp phó trong cơ quan hành chính vẫn vượt quy định
Bộ Nội vụ: Cấp phó trong cơ quan hành chính vẫn vượt quy định

VOV.VN - Theo Bộ Nội vụ, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này do việc sắp xếp tổ chức và yêu cầu của công tác cán bộ

Bộ Nội vụ: Cấp phó trong cơ quan hành chính vẫn vượt quy định

Bộ Nội vụ: Cấp phó trong cơ quan hành chính vẫn vượt quy định

VOV.VN - Theo Bộ Nội vụ, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này do việc sắp xếp tổ chức và yêu cầu của công tác cán bộ

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Số lượng cấp Phó sẽ giảm“
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Số lượng cấp Phó sẽ giảm“

VOV.VN -Tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản không tăng so với đầu nhiệm kỳ. Số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương sẽ giảm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Số lượng cấp Phó sẽ giảm“

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Số lượng cấp Phó sẽ giảm“

VOV.VN -Tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản không tăng so với đầu nhiệm kỳ. Số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương sẽ giảm.

“Lạm cấp Phó” do quy định một đằng, làm một nẻo?
“Lạm cấp Phó” do quy định một đằng, làm một nẻo?

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật quy định đúng nhưng cấp trên không làm chưa nghiêm thì cấp dưới cũng “vận dụng” làm sai.

“Lạm cấp Phó” do quy định một đằng, làm một nẻo?

“Lạm cấp Phó” do quy định một đằng, làm một nẻo?

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật quy định đúng nhưng cấp trên không làm chưa nghiêm thì cấp dưới cũng “vận dụng” làm sai.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: 'Nhiều cấp Phó rất hay làm hỏng việc lớn'
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: 'Nhiều cấp Phó rất hay làm hỏng việc lớn'

VOV.VN - "Nếu cấp Phó không có nhiều cơ hội thêm bổng lộc thì tôi tin rằng, những chuyên gia giỏi vẫn chỉ muốn làm theo chức năng và hiểu biết sâu của mình".

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: 'Nhiều cấp Phó rất hay làm hỏng việc lớn'

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: 'Nhiều cấp Phó rất hay làm hỏng việc lớn'

VOV.VN - "Nếu cấp Phó không có nhiều cơ hội thêm bổng lộc thì tôi tin rằng, những chuyên gia giỏi vẫn chỉ muốn làm theo chức năng và hiểu biết sâu của mình".

Lạm cấp Phó: Do nể nang mà ban phát chức vụ cho nhau?
Lạm cấp Phó: Do nể nang mà ban phát chức vụ cho nhau?

VOV.VN - Theo ông Lê Quang Thưởng, một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chức Phó như hiện nay là do cảm tình, nể nang mà ban phát chức vụ cho nhau.

Lạm cấp Phó: Do nể nang mà ban phát chức vụ cho nhau?

Lạm cấp Phó: Do nể nang mà ban phát chức vụ cho nhau?

VOV.VN - Theo ông Lê Quang Thưởng, một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chức Phó như hiện nay là do cảm tình, nể nang mà ban phát chức vụ cho nhau.

“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”
“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc đề nghị Luật quy định cấp trưởng không được uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn, trừ trường hợp vắng mặt.

“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”

“Cấp trưởng có mặt mà uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn là vô lý”

VOV.VN - Ý kiến đại biểu Quốc đề nghị Luật quy định cấp trưởng không được uỷ quyền cấp phó trả lời chất vấn, trừ trường hợp vắng mặt.