Cử tri Hải Phòng: Nguyên nhân nào mà giáo viên bỏ nghề?

VOV.VN - "Một cô giáo sau 4 năm đại học ra trường có mức lương hơn 3 triệu, trong khi các cháu học hết lớp 12 xong đi làm cho các doanh nghiệp thì lương gấp 2-3 lần lương cô giáo đứng lớp".

Ngày 25-26/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri một số địa phương trên địa bàn thành phố, ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp liên quan các luật, dự thảo luật và những bất cập trong đời sống kinh tế - xã hội. 

Cử tri thành phố Hải Phòng đóng góp nhiều ý kiến liên quan Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi)…

Đặc biệt, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến đề nghị thống nhất về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cử tri cũng đề nghị dự thảo xem xét quy định tính toán xác định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, giá thuê nhà chung cư do Nhà nước đầu tư xây dựng và doanh nghiệp đầu tư xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý nhưng cần phù hợp với điều kiện của các hộ dân sinh sống tại chung cư, nhà ở xã hội, thể hiện được đây là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

Cử tri Hải Phòng cũng kiến nghị nhiều vấn đề liên quan tình hình kinh tế - xã hội thành phố, như: tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, quản lý đất đai; có giải pháp khắc phục tình trạng bỏ hoang đất, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi… 

Cử tri Nguyễn Văn Hùng (giáo viên nghỉ hưu, hiện là Bí thư chi bộ thôn 9, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) đặt vấn đề về tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.

"Nguyên nhân nào giáo viên lại không yêu nghề? Tôi nghĩ rằng, cần cải thiện chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, đảm bảo được cuộc sống để họ yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Hiện nay, một cô giáo học hết lớp 12 rồi học 4 năm đại học ra trường có mức lương hơn 3 triệu, trong khi đó các cháu học hết lớp 12 xong đi làm cho các doanh nghiệp thì lương được từ 7 đến 10 triệu, gấp 2-3 lần lương cô giáo đứng lớp" - ông Hùng nói. 

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cử tri, tổng hợp để chuyển đến Kỳ họp Quốc hội cũng như các bộ, ngành Trung ương.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng giải đáp một số kiến nghị của cử tri, đặc biệt liên quan đến các chủ trương, chính sách phát triển của Thành phố... Về ý kiến về tình trạng giáo viên bỏ nghề, ông Lê Tiến Châu cho biết đây cũng là vấn đề thành phố Hải Phòng rất quan tâm.

"Chúng ta rất nhiều cái để tự hào nhưng riêng về lĩnh vực giáo dục, Hải Phòng là truyền thống đất học, nhưng chúng tôi thống kê lại từ ngành giáo dục Hải Phòng thì trường điểm đạt chuẩn quốc gia lại thấp hơn các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội bằng hoặc thấp hơn Hải Phòng. Đội ngũ giáo viên thì bây giờ bỏ việc nhiều; đầu vào của các khoa Sư phạm thì lại đang hụt. Đây cũng là cái mà Thành phố phải quan tâm nữa" - ông Lê Tiến Châu nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm cơ hội việc làm khác"
"Một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm cơ hội việc làm khác"

VOV.VN - Cung cấp thông tin tới đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2021 - 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển khỏi ngành.

"Một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm cơ hội việc làm khác"

"Một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm cơ hội việc làm khác"

VOV.VN - Cung cấp thông tin tới đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2021 - 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển khỏi ngành.

Nghệ An yêu cầu cán bộ, giáo viên không vay tiền qua mạng xã hội
Nghệ An yêu cầu cán bộ, giáo viên không vay tiền qua mạng xã hội

VOV.VN - Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các cán bộ, giáo viên, nhân viên không vay mượn tiền của các nhóm cho vay qua các trang mạng xã hội, các số điện thoại, tờ rơi, hoặc các app vay tiền không rõ nguồn gốc hay qua các đối tượng trung gian.

Nghệ An yêu cầu cán bộ, giáo viên không vay tiền qua mạng xã hội

Nghệ An yêu cầu cán bộ, giáo viên không vay tiền qua mạng xã hội

VOV.VN - Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các cán bộ, giáo viên, nhân viên không vay mượn tiền của các nhóm cho vay qua các trang mạng xã hội, các số điện thoại, tờ rơi, hoặc các app vay tiền không rõ nguồn gốc hay qua các đối tượng trung gian.