Đại biểu Quốc hội chất vấn: Vì sao sửa nhiều luật và nhiều nơi cứ muốn đặc thù?

VOV.VN - "Cử tri và đại biểu Quốc hội băn khoăn luật vừa mới thi hành phải sửa đổi, thậm chí luật chưa thi hành cũng phải sửa. Nhiều địa phương, chương trình không muốn áp dụng quy định của luật mà muốn cơ chế chính sách đặc thù, khác luật".

Nhiều luật phải sửa và nhiều nơi cứ muốn đặc thù!

Nêu vấn đề chất vấn tại Phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 22/8, đại biểu Nguyễn Phương Thủy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, mấy ngày nay, báo chí liên tục đưa tin về việc Chính phủ đang ráo riết chỉ đạo xây dựng các dự án luật sửa đổi 13 luật có vướng mắc, bất cập và sẽ đề nghị Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Đại biểu Quốc hội và cử tri rất thắc mắc tại sao đã có định hướng chương trình xây dựng pháp luật từ đầu nhiệm kỳ, công tác rà soát pháp luật cũng được làm tương đối thường xuyên, các cơ quan từ Chính phủ đến Quốc hội đều rất cố gắng, trách nhiệm, làm việc vất vả nhưng luật vừa mới thi hành đã phải sửa đổi, thậm chí luật chưa thi hành cũng phải sửa. Nhiều địa phương, chương trình không muốn áp dụng quy định của luật mà muốn cơ chế chính sách đặc thù, khác luật.

Do đó, nữ đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết nguyên nhân của những vấn đề này? Trách nhiệm của Chính phủ như thế nào trong việc các luật liên tục phải sửa đổi? Đồng thời cho biết giải pháp để cân bằng giữa tính thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật với những yêu cầu có tính đặc biệt, đặc thù và có tính thời điểm?

Trả lời đại biểu về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 19-KL/TW năm 2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quốc hội ban hành Nghị quyết về Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh, từ đó Chính phủ đã có định hướng về xây dựng luật, pháp lệnh.

Thời gian qua, Chính phủ đề xuất trình bổ sung 17 dự án mới vào định hướng chương trình, nhưng vẫn chưa bao quát hết những vấn đề mới phát sinh. Qua rà soát, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo rà soát, tổng hợp từ các nguồn khác nhau và dự kiến trình Quốc hội thông qua một số luật.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua 2 luật để sửa đổi, bổ sung các luật khác nhau.

Dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan để thực hiện Luật Quy hoạch. Nội dung này sẽ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo.

Nhóm thứ hai là sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý thuế, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, Luật Dự trữ quốc gia, Kiểm toán độc lập và chứng khoán. Nội dung này sẽ giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì.

Ông Lê Thành Long cũng cho biết, lý do dẫn tới việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh một phần để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn nhằm xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; nhưng cũng một phần có nguyên nhân chủ quan là chưa chủ động và nhận thức chưa hết của các bộ, ngành.

“Gánh quá sức mãi sao chịu được”

Trao đổi lại, đại biểu Nguyễn Phương Thủy chia sẻ về nguyên nhân mang tính khách quan cần sửa đổi luật để đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Nhưng nguyên nhân chủ quan, bà cho rằng cần nhìn thẳng vào năng lực và tính chuyên nghiệp của bộ máy tham gia xây dựng pháp luật để có giải pháp khắc phục.

Dẫn thống kê cho thấy tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, dự kiến Quốc hội xem xét 25 dự án luật, trong đó thông qua 12 dự án luật, nữ đại biểu đồng thời cho biết nhiều dự án luật khác Chính phủ đang tiếp tục đề nghị bổ sung vào chương trình.

“Một người gánh 50kg còn khó, giờ bắt gánh 100kg thì có làm được không? Chúng tôi lo ngại chất lượng các dự án luật sẽ được trình xem xét thông qua vì tới thời điểm này cơ quan thẩm tra, đại biểu Quốc hội chưa biết dự kiến sửa đổi bổ sung nội dung gì, công tác rà soát, tổng kết, đảm bảo không vướng mắc, bất cập thực hiện thế nào? Hay thông qua luật xong lại cuối cùng tạo ra vướng mắc mới!” – nữ đại biểu băn khoăn và đề nghị nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng.

Điều hành phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thông tin thêm, UBTVQH đang chủ động phối hợp với Chính phủ chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Xây dựng pháp luật vào đầu năm 2025.

“Các vấn đề đại biểu nêu ra như chương trình có tính dự báo ít, thường xuyên quá tải, chậm... liên quan đến tình hình nhiệm vụ luôn luôn thay đổi. Tình hình mới, nhiệm vụ mới, phát triển mới nên phát sinh vấn đề mới và thường xuyên điều chỉnh là chuyện đúng lẽ tự nhiên, nhưng phải điều chỉnh thế nào cho hiệu quả” – ông Nguyễn Khắc Định nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội, điều quan tâm là mối quan hệ giữa cái tổng quát chung của pháp luật với cái đặc thù (đặc thù để thúc đẩy sự phát triển và tháo gỡ khó khăn cho công việc cụ thể).

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh làm sao phát huy, nâng cao trách nhiệm, trình độ đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật và không quá tải. “Thực tế nhiều cán bộ của Quốc hội làm việc đến 1-2h đêm, nhất là trong các kỳ họp. Như đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ dùng hình ảnh sức gánh 50kg mà giờ bắt gánh 1 tạ, mà gánh mãi sao chịu được! Do đó đề nghị các đại biểu Quốc hội nghiên cứu vấn đề này để bàn trong diễn đàn sắp tới”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ Công an: "Đời thực có một thì lên mạng nhân lên nhiều lần"
Bộ trưởng Bộ Công an: "Đời thực có một thì lên mạng nhân lên nhiều lần"

VOV.VN - Trả lời chất vấn về phòng chống tội phạm mạng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang lưu ý “hầu hết trên đời thực có gì thì trên không gian mạng có cái đó, đời thực có một thì lên không gian mạng nhân lên nhiều lần”, do đó giải pháp đấu tranh cũng phải có tính đặc thù.

Bộ trưởng Bộ Công an: "Đời thực có một thì lên mạng nhân lên nhiều lần"

Bộ trưởng Bộ Công an: "Đời thực có một thì lên mạng nhân lên nhiều lần"

VOV.VN - Trả lời chất vấn về phòng chống tội phạm mạng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang lưu ý “hầu hết trên đời thực có gì thì trên không gian mạng có cái đó, đời thực có một thì lên không gian mạng nhân lên nhiều lần”, do đó giải pháp đấu tranh cũng phải có tính đặc thù.

Tài sản dôi dư sau sáp nhập huyện, xã cần giải quyết rất lớn
Tài sản dôi dư sau sáp nhập huyện, xã cần giải quyết rất lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, giai đoạn 2019 - 2021, khi tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, có dôi dư tổng số 864 trụ sở nhà đất, đến nay mới giải quyết được 349 trụ sở (tương đương trên 40%).

Tài sản dôi dư sau sáp nhập huyện, xã cần giải quyết rất lớn

Tài sản dôi dư sau sáp nhập huyện, xã cần giải quyết rất lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, giai đoạn 2019 - 2021, khi tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, có dôi dư tổng số 864 trụ sở nhà đất, đến nay mới giải quyết được 349 trụ sở (tương đương trên 40%).

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng VHTTDL về lời hứa trả lại mỹ quan di tích Cột Cờ Hà Nội
ĐBQH chất vấn Bộ trưởng VHTTDL về lời hứa trả lại mỹ quan di tích Cột Cờ Hà Nội

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội phản ánh tình trạng hàng quán lấn chiếm không gian Cột Cờ Hà Nội - di tích lịch sử văn hoá quốc gia diễn ra trong thời gian dài và đề nghị Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL “khi nào thực hiện lời hứa” chỉ đạo trả lại mỹ quan và sự tôn nghiêm của di tích.

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng VHTTDL về lời hứa trả lại mỹ quan di tích Cột Cờ Hà Nội

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng VHTTDL về lời hứa trả lại mỹ quan di tích Cột Cờ Hà Nội

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội phản ánh tình trạng hàng quán lấn chiếm không gian Cột Cờ Hà Nội - di tích lịch sử văn hoá quốc gia diễn ra trong thời gian dài và đề nghị Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL “khi nào thực hiện lời hứa” chỉ đạo trả lại mỹ quan và sự tôn nghiêm của di tích.