Giải thưởng Nhà nước chỉ trong 3 năm là phù hợp

(VOV) - Đây là ý kiến của một số đại biểu đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

Sáng 18/4, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ năm, nghe và cho ý kiến về thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

Luật Thi đua khen thưởng đã được kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004. Trong số 103 điều của Luật Thi đua khen thưởng hiện hành, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung lần này sẽ sửa đổi, bổ sung 44 điều thuộc các chương 1 đến chương 4, trong đó tập trung sửa đổi bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng.

Trong quá trình thực hiện thẩm tra, các thành viên của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua khen thưởng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế bất cập trong quy định hiện hành và tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Các đại biểu nêu ý kiến tập trung nội dung sửa đổi về nguyên tắc khen thưởng, nâng cao tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, bổ sung một số thẩm quyền, thời điểm và thủ tục xem xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

Về nội dung sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, đại biểu cho rằng, dự thảo luật vẫn còn có sự trùng lặp về tiêu chuẩn giữa các hình thức khen thưởng ở các mức hạng khác nhau. Trong đó, một số tiêu chuẩn tặng thưởng huân chương, huy chương vẫn còn mang hình thức định tính.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình nêu ý kiến: “Tôi thấy là thông báo của Bộ Chính trị về Luật từ chỗ quá lỏng nay lại quá chặt. Bộ Chính trị có quy định tất cả các Bộ, ngành ở Sở trở lên thì không khen, trong đó Luật của mình là Chiến sỹ thi đua phải có 5 năm bằng khen Chính phủ, 5 năm bằng khen của Chiến sỹ thi đua thì mới có 5 năm Huân chương lao động hạng Nhất, 5 năm Huân chương lao động hạng Ba… Theo tinh thần như thế thì không trùng khớp và cần phải điều chỉnh. Tôi đề nghị tiêu chuẩn danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, phải có sáng kiến, đề tài khoa học cấp tỉnh thì rất khó, đặc biệt là đối tượng không phải lãnh đạo tỉnh thì rất khó”.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, đoàn Bình Định cho rằng, cần thay đổi thời gian đối với quy định giải thưởng nhà nước chỉ  trong 3 năm là phù hợp, đồng thời cũng cần có quy định khen thưởng và xử phạt rõ ràng, đúng đối tượng.

“Thời gian vừa qua, nhiều hình thức khen thưởng có tác động rất lớn, động viên các tầng lớp trong xã hội tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải có hình thức tước hình thức khen thưởng, tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu bổ sung thêm. Về đối tượng khen thưởng tôi thấy bao phủ cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân nhưng tôi cũng muốn đề nghị các đồng chí làm rõ hơn các đối tượng này chúng ta nên khen thường xuyên và các đối tượng khen cống hiến”.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng sẽ tổng hợp báo cáo, trình Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị triển khai nhiệm vụ thi đua khen thưởng năm 2013
Hội nghị triển khai nhiệm vụ thi đua khen thưởng năm 2013

(VOV) -Các Bộ, ngành, đoàn thể đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ thi đua khen thưởng năm 2013

Hội nghị triển khai nhiệm vụ thi đua khen thưởng năm 2013

(VOV) -Các Bộ, ngành, đoàn thể đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao.

Công tác thi đua khen thưởng đạt nhiều bước tiến mới
Công tác thi đua khen thưởng đạt nhiều bước tiến mới

Phong trào thi đua đều gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thành công nhiều sự kiện lớn của đất nước.  

Công tác thi đua khen thưởng đạt nhiều bước tiến mới

Công tác thi đua khen thưởng đạt nhiều bước tiến mới

Phong trào thi đua đều gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thành công nhiều sự kiện lớn của đất nước.  

Công tác thi đua khen thưởng cần đi vào thực chất
Công tác thi đua khen thưởng cần đi vào thực chất

Sáng 10/8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp thứ 29 của Hội đồng nhằm đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Công tác thi đua khen thưởng cần đi vào thực chất

Công tác thi đua khen thưởng cần đi vào thực chất

Sáng 10/8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp thứ 29 của Hội đồng nhằm đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng
Cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nhân rộng các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất.  

Cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nhân rộng các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất.  

Đài TNVN- điểm sáng về phong trào thi đua khen thưởng
Đài TNVN- điểm sáng về phong trào thi đua khen thưởng

Sáng 18/3, tại Trụ sở 58- Quán Sứ- Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thi đua- Khen thưởng cho các lãnh đạo đài TNVN nhiệm kỳ 2003-2009.  

Đài TNVN- điểm sáng về phong trào thi đua khen thưởng

Đài TNVN- điểm sáng về phong trào thi đua khen thưởng

Sáng 18/3, tại Trụ sở 58- Quán Sứ- Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thi đua- Khen thưởng cho các lãnh đạo đài TNVN nhiệm kỳ 2003-2009.