Giữ chân người tài, giữ chân người lao động: Doanh nghiệp làm gì?

VOV.VN - Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng, họ đã và đang nỗ lực xây dựng ngân hàng thành ngôi nhà hạnh phúc, nơi mà CBNV ngoài công việc hằng ngày còn có thể cảm nhận được niềm vui và giá trị của cuộc sống

Câu chuyện cán bộ, công chức, viên chức rời khỏi khu vực công để chuyển sang khu vực tư sẽ không thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận nếu không có làn sóng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc diễn ra trong và sau đại dịch Covid-19. Những lý do được nhìn thấy rõ nhất là vấn đề thu nhập, tiếp đến là áp lực công việc, môi trường làm việc... Để khắc phục tình trạng này, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần tập trung cải cách đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Ngược với môi trường công, ở môi trường tư, câu chuyện cạnh tranh về nhân lực, “chảy máu” người tài lại là câu chuyện diễn ra thường ngày. Doanh nghiệp càng lớn, càng tăng trưởng cao, càng cần có nhiều nhân lực chất lượng. Có doanh nghiệp tiết lộ, không chỉ các doanh nghiệp “câu” người của nhau mà cơ quan Nhà nước cũng dành những đãi ngộ đặc biệt khi mời gọi nhân sự của doanh nghiệp về. Điều đó lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam luôn ý thức “con người, nhân tài là yếu tố quyết định đối với sự thành công và phát triển của doanh nghiệp” và xác định phương hướng, giải pháp lâu dài cho vấn đề nhân lực.

Thu hút, giữ chân người lao động bằng chính thương hiệu của doanh nghiệp

Là doanh nghiệp có gần 50 năm hình thành và phát triển, trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam và đang vươn tầm ra quốc tế, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) xác định người lao động là đối tượng chính góp phần làm nên thương hiệu, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Vì thế ở Vinamilk, “người lao động đứng ở vị trí trung tâm và là động lực chính để thúc đẩy việc thực thi chiến lược thành công”, ông Nguyễn Tường Huy - Giám đốc Nhân sự Vinamilk chia sẻ.

Với định hướng như vậy, theo ông Nguyễn Tường Huy, công ty luôn ngắm tới nhân lực mong muốn phát triển bản thân song hành với mong muốn đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị hữu ích và bền vững; những người luôn làm đúng việc và đúng cách; không ngừng trau dồi mở rộng năng lực để đáp ứng được yêu cầu và không ngừng nâng cao tiêu chuẩn giá trị.

Điểm đặc biệt ở nhân sự của công ty là những người tôn trọng những chuẩn mực giá trị, có tinh thần sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi trở ngại, có tính trách nhiệm, luôn vì lợi ích chung cũng như minh bạch và chính trực.  

Để thu hút và giữ chân người lao động, Vinamilk ý thức phải bằng chính giá trị và uy tín của công ty, làm sao để người lao động cảm thấy tự hào được là một thành viên của Vinamilk. Với sự nỗ lực của lãnh đạo và nhân viên, trong nhiều năm liên tục, Vinamilk là thương hiệu giữ vị trí số 1 trong “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” (2017-2020); Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023” của HR Asia Award. Không chỉ vậy, trên thị trường lao động, Vinamilk là đơn vị dẫn đầu ở nhiều danh sách bình chọn về thương hiệu tuyển dụng hay môi trường làm việc: “Top 50 Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất đối với sinh viên Việt Nam” năm 2020 (của Công ty cổ phần Anphabe - công ty tiên phong về tư vấn các giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc), “Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất” nhiều năm liền (do CareerBuilder Việt Nam và Amco thực hiện).

Với nhiều doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ là vấn đề không thể bỏ qua để thu hút và giữ chân người tài, nhưng ở Vinamilk, lãnh đạo công ty lại xác định vấn đề đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. Giống như câu chuyện trao chiếc cần câu chứ không trao con cá, nhân viên của Vinamilk được vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp cụ thể và có các chương trình đào tạo phù hợp nhất giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Qua đó, người tài sẽ được giao phó những công việc thử thách hơn, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ đồng nghiệp và cấp trên, để đạt được mục tiêu công việc của công ty cũng như mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Cũng như nhiều doanh nghiệp lớn khác, lãnh đạo Vinamilk ý thức việc xây dựng văn hóa công ty cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giữ chân người lao động. Để tạo cảm hứng làm việc và sáng tạo cho nhân viên, lãnh đạo công ty chú trọng tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở để mỗi cá nhân có thể tự do phát huy tính sáng tạo, giải phóng được tiềm năng của bản thân từ đó tạo ra sự khác biệt. Nhân viên không chỉ được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ, mà mỗi người đều cảm nhận được mình là một mắt xích quan trọng trong công ty.

“Bên cạnh việc phát triển cá nhân, chính tầm nhìn và sứ mệnh mà công ty muốn tạo ra cho cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút người tài. Họ không chỉ muốn làm việc vì được trả lợi ích vật chất tốt, mà còn mong muốn được là một thành viên của tổ chức mang lại giá trị tốt và bền vững cho cộng đồng”, ông Nguyễn Tường Huy bộc bạch.

Cán bộ nhân viên hạnh phúc khi làm việc

Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã có hơn 30 năm thành lập và phát triển. Cũng như nhiều ngân hàng khác, HDBank cũng phải chiêu mộ người tài bằng nhiều chính sách đãi ngộ, chăm sóc toàn diện cho người lao động.

Theo lãnh đạo HDBank, doanh nghiệp luôn duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, áp dụng các chính sách, chế độ phúc lợi vượt trội: Thưởng vượt năng suất, ưu đãi lãi suất vay, hỗ trợ vay tín chấp, chăm sóc sức khỏe y tế định kỳ, tặng Bảo hiểm y tế quốc tế cho nhân viên có thâm niên trên 2 năm...

Thông qua các chương trình thi đua kinh doanh với các giải thưởng hấp dẫn, chương trình tôn vinh CBNV lâu năm xuất sắc, chương trình “HDBank Next Leaders” nhằm tuyển chọn nội bộ cho các vị trí chủ chốt của HDBank theo phương châm: gắn sự thăng tiến sự nghiệp cá nhân với sự phát triển chung của Ngân hàng... được đánh giá là cách làm hay để khai thác tiềm năng của cán bộ nhân viên, đặc biệt những nhân viên chất lượng. Bên cạnh đó, HDBank chú trọng đào tạo và tái đào tạo cho nhân viên, với gần 1.000 khóa đào tạo trong gần 2 năm qua.

Đặc biệt, HDBank luôn chú trọng xây dựng văn hóa nội bộ gắn với đề cao tính nhân văn, qua đó không chỉ mang tới niềm tự hào cho đội ngũ cán bộ nhân viên mà còn giúp gắn kết mỗi cá nhân với đại gia đình lớn HDBank trong niềm tự hào, tình yêu và sự hài lòng.

“Chúng tôi đã và đang nỗ lực xây dựng HDBank trở thành ngôi nhà hạnh phúc. Ở đó, ngoài công việc hằng ngày, cán bộ nhân viên có thể cảm nhận được niềm vui và giá trị của cuộc sống. Họ không chỉ cảm nhận được tiềm năng phát triển, tính nhân văn, sự gắn bó, tình đoàn kết mà đặc biệt là hạnh phúc trong công việc”, lãnh đạo HDBank bày tỏ.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) hiện có gần 10.000 CBNV làm việc tại hơn 347 điểm giao dịch trên cả nước, trong đó nhân viên có thâm niên trên 5 năm đạt 39%. Liên tục trong 6 năm qua, HDBank được Tạp chí đánh giá nhân sự châu Á HR Asia bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội hiến kế giúp Thủ đô thu hút nhân tài
Đại biểu Quốc hội hiến kế giúp Thủ đô thu hút nhân tài

VOV.VN - Các ĐBQH đều nhất trí việc cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, là động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước.

Đại biểu Quốc hội hiến kế giúp Thủ đô thu hút nhân tài

Đại biểu Quốc hội hiến kế giúp Thủ đô thu hút nhân tài

VOV.VN - Các ĐBQH đều nhất trí việc cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, là động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước.

Người đứng đầu đủ tâm và tài mới giữ được người tài
Người đứng đầu đủ tâm và tài mới giữ được người tài

VOV.VN - “Người đứng đầu phải là người đủ tài mới biết ai là người tài, mới giữ được chân người tài, mới biết đâu là sáng kiến, ý tưởng cần được khích lệ thực hiện. Người lãnh đạo đủ tài sẽ không sợ người tài vượt mình”.

Người đứng đầu đủ tâm và tài mới giữ được người tài

Người đứng đầu đủ tâm và tài mới giữ được người tài

VOV.VN - “Người đứng đầu phải là người đủ tài mới biết ai là người tài, mới giữ được chân người tài, mới biết đâu là sáng kiến, ý tưởng cần được khích lệ thực hiện. Người lãnh đạo đủ tài sẽ không sợ người tài vượt mình”.

"Chưa có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng người tài"
"Chưa có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng người tài"

VOV.VN - Báo cáo của Chính phủ cho biết: "Chưa có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng người có tài năng trong hoạt động công vụ. Việc thể chế hóa chủ trương tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo còn chưa rõ nét".

"Chưa có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng người tài"

"Chưa có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng người tài"

VOV.VN - Báo cáo của Chính phủ cho biết: "Chưa có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng người có tài năng trong hoạt động công vụ. Việc thể chế hóa chủ trương tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo còn chưa rõ nét".