Hội đồng giáo dục thảo luận 3 đề án quan trọng

VOV.VN -Thủ tướng yêu cầu Chương trình hành động cần bám sát và cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương.

Sáng nay (25/2), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, chủ trì Phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng để nghe và thảo luận 3 đề án quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đó là: Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Đề án Xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 và Đề án thành lập Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Hội đồng.

Sau khi nghe báo cáo về 3 đề án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các thành viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực đã tập trung thảo luận và cho ý kiến từng vấn đề cụ thể.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với việc khẳng định rõ vai trò và trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo trong triển khai đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ nên đề cập đến trách nhiệm cụ thể và sự vào cuộc quyết liệt của từng cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm phục vụ quá trình đổi mới giáo dục.

Đồng tình với chủ trương phải bám sát vào các giải pháp của Nghị quyết số 29, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trước hết nên tập trung vào chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông, tạo nền tảng quan trọng trong đào tạo cốt cách con người và định hướng nghề nghiệp. Điểm đáng chú ý nữa là đổi mới giáo dục cần có sự tham gia đắc lực của các ngành nghề khác nhau, thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là xã hội hóa lĩnh vực giáo dục. 

Tại phiên họp này, một số chuyên gia và nhà khoa học đã đề cập vấn đề quyết định thành bại của đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đó là phát triển đội ngũ nhà giáo với đầy đủ năng lực và phẩm chất. Thực tế cho thấy, chúng ta cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với đội ngũ nhà giáo về đào tạo, chế độ chính sách, lương thưởng và những quy định cụ thể về trách nhiệm nghề nghiệp.

Thảo luận chương trình sách giáo khoa hiện hành, các thành viên Hội đồng khẳng định đây là bước tiến rõ rệt so với chương trình, sách giáo khoa trước đó của nước ta, góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục, phát triển đất nước giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau và trước đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chương trình giáo dục và sách giáo khoa đã bộc lộ nhiều bất cập.

Theo Đề án Xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trình tại phiên họp, nhiệm vụ đặt ra là tiến hành tổng kết và đánh giá việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa hiện hành; có sự tham khảo, học tập xu thế và kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến các thành viên Hội đồng để chỉnh sửa và hoàn thiện trình Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Trung ương Đảng (khóa 11) trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trong tháng 3 tới.

Thủ tướng yêu cầu: Chương trình hành động cần bám sát và cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương với 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đặt ra; song song với đó, rà soát lại danh mục cụ thể của đề án để triển khai có trọng tâm trọng điểm; quá trình thực hiện đặc biệt lưu ý đến tính khả thi.

Đối với Đề án Xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng và các Bộ, ngành liên quan cần tham gia vào quá trình giám sát, phản biện của Quốc hội, qua đó chỉnh sửa, sớm hoàn thiện đề án trình Quốc hội thông qua. Thủ tướng nhấn mạnh, trước mắt cần triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông đáp ứng yêu cầu hiện nay, tiến tới nghiên cứu lập đề án, tổ chức hội thảo xây dựng chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, có tiếp thu kinh nghiệm thế giới để hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, giáo dục suốt đời.

Cũng tại phiên họp sáng nay, Thủ tướng đã cho ý kiến về Tờ trình về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo. Thủ tướng nhấn mạnh chức năng của Ủy ban này là tư vấn và phản biện. Thủ tướng đề nghị trong thành phần của Ủy ban cần tăng số lượng chuyên gia, nhà nghiên cứu, bớt cán bộ quản lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo dục nhân cách: Không chỉ nói lý thuyết "suông"
Giáo dục nhân cách: Không chỉ nói lý thuyết "suông"

VOV.VN -Gia đình, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của thanh niên…

Giáo dục nhân cách: Không chỉ nói lý thuyết "suông"

Giáo dục nhân cách: Không chỉ nói lý thuyết "suông"

VOV.VN -Gia đình, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của thanh niên…

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục"
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục"

VOV.VN - Nhà xuất bản Sư phạm Hà Nội vừa cho ra mắt cuốn sách: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo”.

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục"

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục"

VOV.VN - Nhà xuất bản Sư phạm Hà Nội vừa cho ra mắt cuốn sách: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo”.

Bộ trưởng Giáo dục: “Chúng ta phải thay đổi”
Bộ trưởng Giáo dục: “Chúng ta phải thay đổi”

VOV.VN -Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, thay đổi không thể diễn ra sâu sắc, triệt để mà phải từng bước.

Bộ trưởng Giáo dục: “Chúng ta phải thay đổi”

Bộ trưởng Giáo dục: “Chúng ta phải thay đổi”

VOV.VN -Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, thay đổi không thể diễn ra sâu sắc, triệt để mà phải từng bước.

Thách thức lớn để “lay chuyển” nền giáo dục
Thách thức lớn để “lay chuyển” nền giáo dục

VOV.VN-Để có nền giáo dục thực chất, một mình ngành giáo dục không thể đảm đương được hết mà cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Thách thức lớn để “lay chuyển” nền giáo dục

Thách thức lớn để “lay chuyển” nền giáo dục

VOV.VN-Để có nền giáo dục thực chất, một mình ngành giáo dục không thể đảm đương được hết mà cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Đổi mới giáo dục không thể thiếu mô hình học tập cộng đồng
Đổi mới giáo dục không thể thiếu mô hình học tập cộng đồng

VOV.VN-Trung tâm học tập cộng đồng sẽ góp phần xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam và giúp người dân có cơ hội được học tập suốt đời.

Đổi mới giáo dục không thể thiếu mô hình học tập cộng đồng

Đổi mới giáo dục không thể thiếu mô hình học tập cộng đồng

VOV.VN-Trung tâm học tập cộng đồng sẽ góp phần xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam và giúp người dân có cơ hội được học tập suốt đời.