Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD đánh giá cao các sáng kiến của Việt Nam

VOV.VN - Nhận lời mời của Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh James Cleverly, từ ngày 7-8/6, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2023 và đã có các đề xuất sáng kiến được đánh giá cao. 

Với chủ đề “Đảm bảo tương lai tự cường: Các giá trị chung và đối tác toàn cầu”, đây là Hội nghị quan trọng nhất của OECD trong năm 2023 với sự tham gia của Bộ trưởng các nước thành viên OECD và các nước khách mời, lãnh đạo Uỷ ban châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế, đại diện Mạng lưới doanh nghiệp OECD… Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị với tư cách Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP).

Tại hội nghị, công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, OECD nhận định tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 đạt mức 2,7%, điều chỉnh tăng 0,1% so với dự báo tháng 3/2023, trong khi GDP toàn cầu năm 2024 được dự báo vẫn ở mức 2,9%. Kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn ổn định hơn, song những tín hiệu tích cực còn rất mong manh và những rủi ro tiếp tục hiện hữu. OECD đánh giá châu Á là động lực thúc đẩy tăng trưởng và là điểm sáng của kinh tế toàn cầu năm 2023 và 2024.          

Trên cơ sở dự báo của OECD, các Bộ trưởng đã thảo luận những biện pháp nhằm tạo những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu, đa dạng hoá và tự cường hoá chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi năng lượng sạch, xây dựng các quy định ở phạm vi toàn cầu liên quan đến các công nghệ mới, … Các nước OECD khẳng định coi trọng vai trò của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là một trong những ưu tiên hàng đầu của OECD. Hội nghị nhất trí tăng cường phối hợp, hỗ trợ các nước Đông Nam Á duy trì đà tăng trưởng kinh tế tích cực và ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn và quy định của OECD. 

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tăng trưởng chỉ có thể bền vững và bao trùm với cách tiếp cận toàn cầu, tổng thể, đặt người dân ở vị trí trung tâm; các quốc gia cần tiếp tục kiến tạo các động lực tăng trưởng mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo hướng đến một hệ sinh thái xanh hơn, sạch hơn và thông minh hơn; quá trình này cần triển khai đồng bộ, nhịp nhàng từ thể chế chính sách đến thiết chế bộ máy, từ hạ tầng đến công nghệ, từ đầu tư tài chính đến đào tạo nhân lực, bảo đảm không ai hay quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.         

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đưa ra ba đề xuất quan trọng. Một là, OECD và các nước cần tăng cường phối hợp chính sách, hạn chế các rào cản, bảo hộ thương mại và đầu tư, xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu thông suốt, vận hành trên cơ sở luật lệ, tự do, công bằng, minh bạch và bao trùm với WTO ở vị trí trung tâm. Hai là, OECD, với vai trò tư vấn chính sách, xác lập các tiêu chuẩn toàn cầu, tiếp tục tăng cường gắn kết, đối thoại với các nước đang phát triển, tính tới điều kiện, quan điểm của các nước ngoài OECD trong quá trình hoạch định các chính sách, tiêu chuẩn toàn cầu. Ba là, OECD tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, định vị quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng hiệu quả với các điều chỉnh chính sách toàn cầu, trong đó có thuế tối thiểu toàn cầu, thuế các-bon qua biên giới…;  giúp rút ngắn các khoảng cách số và công nghệ, đào tạo kỹ năng, phát huy tiềm năng của lao động nữ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các nỗ lực giải quyết thách thức khu vực và toàn cầu. Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và OECD,  Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á lần thứ hai vào tháng 10/2023. Sáng kiến của Việt Nam được Hội nghị hoan nghênh và đánh giá cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

OECD cam kết đồng hành cùng Việt Nam đổi mới tăng trưởng
OECD cam kết đồng hành cùng Việt Nam đổi mới tăng trưởng

VOV.VN - Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sáng ngày 06/6/2023 tại Thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann. 

OECD cam kết đồng hành cùng Việt Nam đổi mới tăng trưởng

OECD cam kết đồng hành cùng Việt Nam đổi mới tăng trưởng

VOV.VN - Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sáng ngày 06/6/2023 tại Thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann. 

IMF cảnh báo Canada có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao nhất trong nhóm OECD
IMF cảnh báo Canada có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao nhất trong nhóm OECD

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 6/6 ra cảnh báo Canada có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển (OECD).

IMF cảnh báo Canada có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao nhất trong nhóm OECD

IMF cảnh báo Canada có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao nhất trong nhóm OECD

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 6/6 ra cảnh báo Canada có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển (OECD).

Tổng Thư ký OECD cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế
Tổng Thư ký OECD cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế

VOV.VN - Tổng Thư ký OECD cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi, hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng chính sách đầu tư thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Tổng Thư ký OECD cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế

Tổng Thư ký OECD cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế

VOV.VN - Tổng Thư ký OECD cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi, hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng chính sách đầu tư thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…