Huy động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp

(VOV) -Báo Đảng Cộng sản tổ chức giao lưu với chủ đề “Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp”.

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp”.

Về nội dung khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều bạn đọc ở các tỉnh Hải Dương, Thanh Hóa, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh có hỏi: “Dự thảo Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại Điều 4 và vấn đề này đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân. Xung quanh vấn đề này đang có những loại ý kiến nào?”.

Trả lời vấn đề này, TS Lê Minh Thông - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội - Phó Trưởng Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho rằng: Đa số các ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp đều tán thành với nội dung của Điều 4 như đã thể hiện trong dự thảo.

PGS.TS Lê Minh Thông (trái) và PGS.TS Hoàng Thế Liên (giữa) trả lời
 các câu hỏi của bạn đọc

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ hơn phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để người dân giám sát hoạt động của Đảng.

Đề cập vai trò của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, anh Lê Mạnh Luân - bộ đội đóng quân ở Khánh Hòa hỏi: Lực lượng vũ trang là công cụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã được thể chế hóa như thế nào trong Dự thảo Hiến pháp?

Vấn đề này, TS Lê Minh Thông khẳng định, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, Chương 4 về Bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nội dung về Lực lượng vũ trang gần như kế thừa toàn bộ Hiến pháp hiện hành.

Việc tiếp tục khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang là một vấn đề cần thiết để khẳng định tính chất, vai trò to lớn của lực lượng vũ trang trong tình hình mới.

Liên quan đến việc trưng cầu dân ý, ông Lê Minh Thông cho biết: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có 4 điều quy định về trưng cầu ý dân.

Đây là hình thức dân chủ trực tiếp điển hình để người dân có thể tham gia vào quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đến từng hộ gia đình, từng cá nhân.

Cũng đồng quan điểm với ông Lê Minh Thông, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên lý giải: “Tôi khẳng định, công dân phải có quyền trưng cầu ý dân, nếu chỉ nói nhân dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì như vậy, nhân dân hoàn toàn đứng ở thế bị động và đó không phải là quyền. Theo tôi, phải đặt ngược lại là nhân dân có quyền trưng cầu dân ý đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia”.

Nhiều bạn đọc từ TP Hà Nội, Cần Thơ đặt câu hỏi: “Làm thế nào để nhân dân biết được rằng, ý kiến xác đáng của mình đã được Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp thu?”.

PGS. TS Lê Minh Thông cho biết: Mục tiêu của việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là muốn lắng nghe ý chí, nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân. Vì vậy, việc tập hợp chính xác, trung thực các ý kiến của nhân dân là hết sức quan trọng.

Tại cuộc giao lưu, các vấn đề khác cũng được đề cập là mô hình tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay, về vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước; về chế định Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia; về vai trò của nhân dân trong thực hiện quyền lực nhà nước; về quyền phúc quyết của nhân dân…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992
Sơn La tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV)-Là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên Sơn La triển khai nhiều hình thức để việc lấy ý kiến nhân dân chất lượng, hiệu quả.

Sơn La tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992

Sơn La tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV)-Là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên Sơn La triển khai nhiều hình thức để việc lấy ý kiến nhân dân chất lượng, hiệu quả.

Đã có 15 triệu lượt góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp
Đã có 15 triệu lượt góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Nhìn tổng thể, có số lượng khá lớn ý kiến tán thành, nhất trí với các nội dung, điều khoản cụ thể của Dự thảo Hiến pháp.

Đã có 15 triệu lượt góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Đã có 15 triệu lượt góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Nhìn tổng thể, có số lượng khá lớn ý kiến tán thành, nhất trí với các nội dung, điều khoản cụ thể của Dự thảo Hiến pháp.

Quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi
Quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -“Dự thảo đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"

Quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi

Quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -“Dự thảo đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"