Kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý trong năm 2024

VOV.VN - Trong năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực diễn ra buổi sáng cùng ngày, do Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Tại buổi họp, ông Đặng Văn Dũng - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, phiên họp thứ 27 thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động năm 2024 và chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo và kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Theo đó, năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, có bước đột phá mới, quyết liệt và hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế để khơi thông nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực được tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các sai phạm, nhưng cũng rất nhân văn, chú trọng phân hóa trong xử lý đối tượng vi phạm, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.

Trong năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 709 tổ chức đảng và 24.097 đảng viên vi phạm. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Trong đó, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật 2 nguyên lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước do vi phạm quy định trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương.

"Điều đó khẳng định rõ sự nghiêm minh, quyết tâm cao của Tổng Bí thư, của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực", ông Đặng Văn Dũng cho biết.

Thu hồi gần 19.000 tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng

Cũng theo ông Đặng Văn Đũng, năm 2024, ngành Thanh tra, kiểm toán, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 104.042 tỷ đồng và 40 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.065 tập thể và 7.836 cá nhân.

Các cơ quan chức năng qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 344 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố mới 4.732 vụ án/10.430 bị can, truy tố 4.074 vụ/10.698 bị can, xét xử sơ thẩm 4.052 vụ/9.664 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó, khởi tố mới 906 vụ án/2.068 bị can về các tội tham nhũng.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 8 vụ án/29 bị can, khởi tố thêm 174 bị can trong 13 vụ án; kết thúc điều tra 13 vụ án/449 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 6 vụ án/32 bị can; truy tố 12 vụ án/440 bị can; xét xử sơ thẩm 14 vụ án/536 bị cáo, xét xử phúc thẩm 16 vụ án/118 bị cáo, được dư luận, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng đạt nhiều kết quả; riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 19.000 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phòng chống tham nhũng từ việc kê khai tài sản
Phòng chống tham nhũng từ việc kê khai tài sản

VOV.VN - Tham nhũng là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, làm tha hóa những người có chức, có quyền, là trở ngại đối với khát vọng hùng cường của dân tộc. Công khai, minh bạch tài sản là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng.

Phòng chống tham nhũng từ việc kê khai tài sản

Phòng chống tham nhũng từ việc kê khai tài sản

VOV.VN - Tham nhũng là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, làm tha hóa những người có chức, có quyền, là trở ngại đối với khát vọng hùng cường của dân tộc. Công khai, minh bạch tài sản là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng.

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Sáng 31/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp Phiên thứ 27 để thảo luận, cho ý kiến về Kết quả hoạt động năm 2024 và Chương trình công tác năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp.

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Sáng 31/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp Phiên thứ 27 để thảo luận, cho ý kiến về Kết quả hoạt động năm 2024 và Chương trình công tác năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp.

Hoàn thiện thể chế pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng từ sớm, từ xa
Hoàn thiện thể chế pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng từ sớm, từ xa

VOV.VN - Số vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ phát hiện trong năm 2024 là 956 vụ, tăng 20,55% so với năm trước. Kết quả này cho thấy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. 

Hoàn thiện thể chế pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng từ sớm, từ xa

Hoàn thiện thể chế pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng từ sớm, từ xa

VOV.VN - Số vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ phát hiện trong năm 2024 là 956 vụ, tăng 20,55% so với năm trước. Kết quả này cho thấy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.