Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi: Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Qua báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, qua phản ánh thì tiến độ triển khai lấy ý kiến Nhân dân ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất chậm.

Để bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể các tầng lớp Nhân dân trong việc xây dựng dự án Luật đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

luat dat dai.jpg

1. Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương tổ chức lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đơn vị trực thuộc, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình; tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn trong Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các đối tượng trên địa bàn, chú trọng đến các tầng lớp Nhân dân, chính sách về đất đai có tính đặc trưng của vùng, miền. Tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn trong Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ.

b) Các địa phương chưa triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân phải nghiêm túc kiểm điểm việc chậm ban hành Kế hoạch, chậm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Tổ chức các đoàn công tác để theo dõi, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

b) Thường xuyên cập nhật, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên trang website lấy ý kiến Nhân dân; tiến độ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân của các Bộ, ngành và địa phương;

c) Tập trung mọi nguồn lực để tổ chức việc lấy ý kiến Nhân dân, giải trình tiếp thu ý kiến của Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bảm đảm chất lượng, thời gian trong Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ.

Yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc             Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ nói trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3
MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo và báo cáo gửi Chính phủ trước ngày 20/3/2023

MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo và báo cáo gửi Chính phủ trước ngày 20/3/2023

28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai
28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai

Theo thông kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 7/2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai

28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai

Theo thông kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 7/2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm
Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm

VOV.VN - "Việc tổ chức lấy ý kiến cần xác định đúng đối tượng, nội dung trọng tâm, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp ý kiến, đề xuất hướng tiếp thu, chỉnh lý để dự thảo luật có tính thực tiễn, khả thi, dự báo được tác động chính sách, bảo đảm các điều kiện về nhân lực, vật lực khi triển khai thực hiện", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.

Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm

Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm

VOV.VN - "Việc tổ chức lấy ý kiến cần xác định đúng đối tượng, nội dung trọng tâm, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp ý kiến, đề xuất hướng tiếp thu, chỉnh lý để dự thảo luật có tính thực tiễn, khả thi, dự báo được tác động chính sách, bảo đảm các điều kiện về nhân lực, vật lực khi triển khai thực hiện", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.