MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo và báo cáo gửi Chính phủ trước ngày 20/3/2023

Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa ban hành kế hoạch số 676 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch; bảo đảm tiến độ, chất lượng. Qua đó, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan các ý kiến đóng góp của Nhân dân để phản ánh kịp thời đến Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Kế hoạch nêu rõ các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng lấy ý kiến. Nhóm đối tượng các tầng lớp Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên, các nhà khoa học, chuyên gia, các Hội đồng tư vấn của MTTQ Việt Nam tham gia toàn diện các nội dung, điều, khoản của dự thảo Luật. Tùy điều kiện và khả năng cụ thể, từng nhóm đối tượng tập trung góp ý sâu sắc hơn vào một số nội dung cụ thể.

Theo đó, các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ tập trung vào 7 nội dung: Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận sẽ tập trung vào 12 nội dung gồm: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Việc sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận quyền sử dụng đất; Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất cụ thể; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; Chế độ sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; Chính sách đất đai đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động.

Các chuyên gia, nhà khoa học, các Hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tập trung vào 9 nội dung: Phạm vi điều chỉnh; Giải thích từ ngữ; Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất xây dựng công trình ngầm, trên không; Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Về đất tôn giáo; Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc góp ý kiến trực tiếp bằng văn bản áp dụng cho tất cả các đối tượng lấy ý kiến. Ý kiến góp ý gửi về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo địa chỉ số 46 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử: gopyluatdatdai.mttq@gmail.com.

Góp ý bằng tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định phù hợp với các nội dung góp ý và đối tượng tham gia.

Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3/2023. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo và báo cáo gửi Chính phủ trước ngày 20/3/2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai
28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai

Theo thông kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 7/2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai

28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai

Theo thông kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 7/2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đai
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đai

VOV.VN - Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.

Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đai

Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đai

VOV.VN - Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.

Bỏ khung giá đất - Bước đột phá trong quản lý, sử dụng đất đai
Bỏ khung giá đất - Bước đột phá trong quản lý, sử dụng đất đai

VOV.VN - Việc bỏ khung giá đất là điểm đổi mới căn bản nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý đất theo hành chính áp đặt sang xây dựng bảng giá đất sát với giá trị thị trường.

Bỏ khung giá đất - Bước đột phá trong quản lý, sử dụng đất đai

Bỏ khung giá đất - Bước đột phá trong quản lý, sử dụng đất đai

VOV.VN - Việc bỏ khung giá đất là điểm đổi mới căn bản nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý đất theo hành chính áp đặt sang xây dựng bảng giá đất sát với giá trị thị trường.

Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm
Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm

VOV.VN - "Việc tổ chức lấy ý kiến cần xác định đúng đối tượng, nội dung trọng tâm, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp ý kiến, đề xuất hướng tiếp thu, chỉnh lý để dự thảo luật có tính thực tiễn, khả thi, dự báo được tác động chính sách, bảo đảm các điều kiện về nhân lực, vật lực khi triển khai thực hiện", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.

Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm

Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đúng đối tượng, thực chất, trọng tâm

VOV.VN - "Việc tổ chức lấy ý kiến cần xác định đúng đối tượng, nội dung trọng tâm, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp ý kiến, đề xuất hướng tiếp thu, chỉnh lý để dự thảo luật có tính thực tiễn, khả thi, dự báo được tác động chính sách, bảo đảm các điều kiện về nhân lực, vật lực khi triển khai thực hiện", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.