Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

VOV.VN - Sáng nay (30/4), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông, tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đây là hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972-01/5/2024). 

Trong không khí trang nghiêm, lá cờ Tổ quốc từ từ kéo lên trên Kỳ đài Hiên Lương trong không khí thiêng liêng, xúc động của hàng nghìn người dân và du khách. Tại buổi Lễ, các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của quê hương, đất nước đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đến dự lễ từ sáng sớm, cựu chiến binh Trần Quốc Đúng, nguyên cán bộ Đồn Công an Vũ trang Hiền Lương bày tỏ  tự hào với truyền thống của quê hương;  

Cựu chiến binh Trần Quốc Đúng chia sẻ: "Ngày thống nhất non sông này từ cách đây nhiều năm rồi, cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh quyết giữ cầu Hiền Lương, bảo vệ mảnh đất xã hội chủ nghĩa, trong đó có  lực lượng Công an nhân dân vũ trang chuyên bảo vệ cờ và giữ vững liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam. Đồng thời, tạo điều kiện để cho bà con nhân dân ở đây yên tâm, tin tưởng vào đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Sau Hiệp định Geneve được ký kết vào ngày 20/7/1954, đất nước lại bị chia cắt hai miền Nam-Bắc. Dòng sông Bến Hải- cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị trở thành giới tuyến quân sự tạm thời. Nơi đây trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt trong hơn 20 năm và khát vọng thống nhất của dân tộc ta. Trong những năm tháng đó, lá cờ Tổ quốc nơi giới tuyến Hiền Lương luôn hiên ngang tung bay trong gió, thể hiện niềm tin chiến thắng và khát vọng thống nhất của nhân dân 2 miền Nam-Bắc.

Tại Lễ Thượng cờ trong Ngày hội Thống nhất non sông, ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã ôn lại ký ức một thời hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta, đồng thời tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Lễ Thượng cờ Ngày hội Thống nhất non sông nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về trách nhiệm trong việc gìn giữ nền hòa bình; Tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mỗi người dân Quảng Trị hôm nay đều thấu hiểu sâu sắc nỗi đau thương, mất mát của chiến tranh, thấu cảm giá trị vĩnh hằng của hòa bình.

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, nếu như chiến tranh gieo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc: “Bằng ý chí kiên cường, lòng quả cảm và niềm tin sắc son đối với Đảng, với cách mạng, vượt lên mọi đau thương, tàn khốc của cuộc chiến tranh, Quân và dân Quảng Trị đã kiên cường, bất khuất, anh dũng bám trụ, đánh địch. Với quyết tâm, một tấc không đi, một li không rời, trong suốt những năm tháng ấy, lá cờ trên đầu cầu Hiền Lương đầu cầu giới tuyến vẫn kiêu hãnh tung bay, trở thành niềm tin và ý chí thống nhất của đồng bào hai miền Nam-Bắc. Niềm tin ấy, ý chí ấy đã biến thành sức mạnh to lớn, để quân và dân Quảng Trị cùng cả nước, đồng lòng sát cánh, vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ, anh Dũng chiến đấu, hy đinh; Lập ra những chiến công oanh liệt, làm sáng ngời Chủ nghĩa cách mạng, được cả nước và bạn bè năm châu biết đến, như một biểu tượng của lương tri và phẩm giá con người”.

Trong khuôn khổ Ngày hội Thống nhất non sông, tỉnh Quảng Trị tổ chức giải đua thuyền truyền thống trên sông Bến Hải thu hút  rất đông người dân, du khách  đến xem và cổ vũ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Kháng chiến gian khổ nhưng không ai thấy sợ hãi, quyết tâm giải phóng miền Nam"
"Kháng chiến gian khổ nhưng không ai thấy sợ hãi, quyết tâm giải phóng miền Nam"

VOV.VN - Theo bà Nguyễn Thị Anh Chín - người lính Trường Sơn năm ấy, trong những năm kháng chiến gian khổ là vậy, nhưng không ai thấy sợ hãi. Không phân biệt nam nữ, gái trai, ở vị trí nào cũng quyết tâm cao nhất là tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

"Kháng chiến gian khổ nhưng không ai thấy sợ hãi, quyết tâm giải phóng miền Nam"

"Kháng chiến gian khổ nhưng không ai thấy sợ hãi, quyết tâm giải phóng miền Nam"

VOV.VN - Theo bà Nguyễn Thị Anh Chín - người lính Trường Sơn năm ấy, trong những năm kháng chiến gian khổ là vậy, nhưng không ai thấy sợ hãi. Không phân biệt nam nữ, gái trai, ở vị trí nào cũng quyết tâm cao nhất là tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giải mã chiến công chống phong tỏa sông, biển miền Bắc của Hải quân nhân dân Việt Nam
Giải mã chiến công chống phong tỏa sông, biển miền Bắc của Hải quân nhân dân Việt Nam

VOV.VN - Nhằm phát huy giá trị nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo trong chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc, sáng 26/6, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến công chống Đế quốc Mỹ phong tỏa sông biển miền Bắc (1967-1973) - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Giải mã chiến công chống phong tỏa sông, biển miền Bắc của Hải quân nhân dân Việt Nam

Giải mã chiến công chống phong tỏa sông, biển miền Bắc của Hải quân nhân dân Việt Nam

VOV.VN - Nhằm phát huy giá trị nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo trong chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc, sáng 26/6, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến công chống Đế quốc Mỹ phong tỏa sông biển miền Bắc (1967-1973) - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đánh thức miền núi phía Tây Quảng Nam sau 47 năm giải phóng
Đánh thức miền núi phía Tây Quảng Nam sau 47 năm giải phóng

VOV.VN - 47 năm sau ngày giải phóng miền Nam, 25 năm kể từ khi tái lập tỉnh, khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam từ trong khó khăn, thiếu thốn đã thay da đổi thịt. Khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi được rút ngắn như chính ước vọng bao đời nay của người dân.

Đánh thức miền núi phía Tây Quảng Nam sau 47 năm giải phóng

Đánh thức miền núi phía Tây Quảng Nam sau 47 năm giải phóng

VOV.VN - 47 năm sau ngày giải phóng miền Nam, 25 năm kể từ khi tái lập tỉnh, khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam từ trong khó khăn, thiếu thốn đã thay da đổi thịt. Khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi được rút ngắn như chính ước vọng bao đời nay của người dân.