LHQ cần đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế

(VOV) -Đây là ý kiến đóng góp của đại biểu Việt Nam tại phiên thảo luận chung của ĐHĐ LHQ khóa 67

Từ ngày 25/9-1/10/2012, Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 67 đã diễn ra tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ với sự tham dự của đại diện cấp cao của 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có các nhà lãnh đạo đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ.

Trong một tuần làm việc, các nước đã thảo luận về tình hình kinh tế, chính trị thế giới và các khu vực, đặc biệt là tình hình bất ổn tại Trung Đông – Bắc Phi, cũng như nhiều vấn đề lớn được cộng đồng quốc tế quan tâm hiện nay như giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, các thách thức đối với việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực...

Phát biểu tại Phiên thảo luận chung, cùng với việc nhấn mạnh sự gắn kết giữa hòa bình và phát triển, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hoan nghênh chủ đề của Đại Hội Đồng Khóa 67 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định trong bối cảnh tình trạng bất ổn, xung đột diễn biến phức tạp ở Trung Đông-Bắc Phi và nhiều khu vực khác, kể cả tại Châu Á – Thái Bình Dương, Liên Hợp Quốc cần phải đề cao việc tuân thủ và phát huy vai trò của luật pháp quốc tế, nhất là việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của việc kỷ niệm 30 năm ngày mở ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (1982-2012), coi đây là dịp để cộng đồng quốc tế tái khẳng định cam kết nghiêm túc tuân thủ Công ước quan trọng này, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hợp tác trên biển.

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh Liên Hợp Quốc có vai trò hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đánh giá cao nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, ngăn ngừa nảy sinh các cuộc xung đột mới. Đồng thời, Thứ trưởng nêu rõ, Việt Nam đề cao vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong nỗ lực chung này. Ở khu vực Đông Á, ASEAN tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc hợp tác khu vực và tích cực góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực, trong đó có an ninh hàng hải trên Biển Đông.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam cũng nêu rõ, cùng với việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Liên Hợp Quốc cần tiếp tục nỗ lực giải quyết các vấn đề phát triển nhằm góp phần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nhiều tranh chấp, xung đột, tạo điều kiện cho một nền hòa bình bền vững. Trong thời gian tới, Liên Hợp Quốc cần tiếp tục hỗ trợ các nước thành viên thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), tăng cường các mối quan hệ đối tác toàn cầu và xây dựng một chương trình nghị sự về phát triển cho giai đoạn sau năm 2015 nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc trong 35 năm qua (1977-2012), Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào các công việc của Liên Hợp Quốc, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung của các dân tộc. Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi chính sách, đồng thời đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Trong hợp tác quốc tế, Việt Nam đang tích cực tham gia nhiều cơ chế khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và có nhiều đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam đang triển khai hiệu quả Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên Hợp Quốc, đồng thời mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa thông qua việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ
Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ

35 năm ra gia nhập LHQ, Việt Nam luôn là thành viên tích cực hoạt động vì sự tiến bộ xã hội.

Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ

Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ

35 năm ra gia nhập LHQ, Việt Nam luôn là thành viên tích cực hoạt động vì sự tiến bộ xã hội.

Thắt chặt tình đoàn kết Việt Nam-Lào
Thắt chặt tình đoàn kết Việt Nam-Lào

(VOV) - Liên chi hội Di sản văn hoá Lam Kinh sẽ tặng trống đồng cho Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại CHDCND Lào.

Thắt chặt tình đoàn kết Việt Nam-Lào

Thắt chặt tình đoàn kết Việt Nam-Lào

(VOV) - Liên chi hội Di sản văn hoá Lam Kinh sẽ tặng trống đồng cho Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại CHDCND Lào.

Đoàn Ủy ban Hòa bình Việt Nam thăm Lào
Đoàn Ủy ban Hòa bình Việt Nam thăm Lào

(VOV) - Đoàn đại biểu Ủy ban Hòa bình Việt Nam do ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình dẫn đầu.

Đoàn Ủy ban Hòa bình Việt Nam thăm Lào

Đoàn Ủy ban Hòa bình Việt Nam thăm Lào

(VOV) - Đoàn đại biểu Ủy ban Hòa bình Việt Nam do ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình dẫn đầu.

Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị ASEP 7
Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị ASEP 7

Hội nghị ASEP là diễn đàn để các nghị sĩ của hai châu lục Á- Âu thảo luận, trao đổi quan điểm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị ASEP 7

Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị ASEP 7

Hội nghị ASEP là diễn đàn để các nghị sĩ của hai châu lục Á- Âu thảo luận, trao đổi quan điểm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.