Nên miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ

(VOV) -Theo qui định hiện hành, người đưa hối lộ nếu tố cáo sẽ đồng thời tố cáo chính mình.

Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 dành 1,5 ngày để thảo luận về công tác phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác phòng chống tham nhũng… Bên lề kỳ họp, bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chia sẻ một số nội dung liên quan vấn đề này.

Bà Lê Thị Nga phát biểu tại Hội trường

PV: Việc xử lý các hành vi đưa và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự theo bà còn gì bất cập?

Bà Lê Thị Nga: Tham nhũng đã trở thành quốc nạn thì phải có những giải pháp tương ứng với tình hình quốc nạn ấy. Nhưng hiện ta đang chặn cả hai đầu, vừa xử lý người nhận hối lộ đồng thời xử lý người đưa hối lộ, điều khoản về miễn trách nhiệm nếu chủ động phát giác vẫn còn rất nhỏ và hẹp. Dẫn đến tình trạng người đưa hối lộ nếu tố cáo sẽ đồng thời tố cáo chính mình.

Tôi đã đề xuất một vài lần trước Quốc hội trong tình hình hiện nay, nên miễn trách nhiệm hình sự hoàn toàn cho người đưa hối lộ thì mới xử lý được người nhận hối lộ. Vì công chức nhà nước, cán bộ có chức vụ quyền hạn thì phải chịu sự kiểm soát của nhà nước nghiêm khắc hơn so với dân. Cũng cần hỏi tại sao dân đưa hối lộ, nếu không phải bị nhũng nhiễu, gây khó dễ? Ngoài ra còn vấn đề án treo. Đây là một quy định rất nhân đạo trong Bộ luật Hình sự, án treo nhiều hay ít không quan trọng bằng án treo đúng và xử đúng. Tuy nhiên qua nghiên cứu Bộ luật Hình sự, tôi thấy có sơ hở ở chỗ: chủ thể của tội tham nhũng là chủ thể đặc biệt, chỉ có người có chức vụ quyền hạn mới tham nhũng được. Trong khi đó, điều kiện hưởng án treo là bị phạt tù không quá 3 năm, có tình tiết giảm nhẹ và có nhân thân tốt. Rõ ràng người có chức vụ quyền hạn theo lý lịch đều có nhân thân tốt, chưa kể tòa án còn có thể xem xét các tình tiết như có thành tích, huân huy chương, phạm tội lần đầu. Như vậy chúng ta đang mâu thuẫn ở chỗ vừa trừng trị chủ thể đặc biệt ấy, vừa lấy đặc điểm của chủ thể ấy ra để giảm tội và cho hưởng án treo. Chừng nào chưa khắc phục được sơ hở pháp luật này thì không thể trách tòa án cho hưởng án treo các đối tượng đủ điều kiện.

PV: Ý kiến của bà về việc minh bạch kê khai tài sản. Liệu chúng ta làm đã thực chất, hiệu quả?

Bà Lê Thị Nga: Trong vấn đề minh bạch kê khai tài sản thì phải làm rõ vấn đề là kê khai cái gì? của những ai? với ai và như thế nào? Nếu không kiểm soát được thu nhập không chỉ của những người có chức vụ quyền hạn mà còn của cả vợ con gia đình họ, thì rất khó. Ta hiểu giờ mới chỉ là bước đầu, nhưng không thể cả 10 năm nay vẫn là bước đầu. Phải có các quy định chặt hơn, chấp nhận rằng người có chức vụ quyền hạn thì gia đình họ cũng phải bị kiểm soát chặt hơn bình thường, thì mới khắc phục được.

PV: Bà đánh giá như thế nào về vai trò của Tổng kiểm toán trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay?

Bà Lê Thị Nga: Trước kia, chúng ta hình thành cơ quan kiểm toán nhà nước bằng việc chuyển từ Chính phủ sang Quốc hội thành lập, chứ không nói là cơ quan của Quốc hội. Bây giờ kiểm toán có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng nhưng địa vị pháp lý của Tổng kiểm toán và cơ quan kiểm toán rất nửa vời. Hiệu lực của kết luận kiểm toán không cao bởi vì không bắt buộc thực hiện.

Tổng kiểm toán vừa do Quốc hội bầu để phục vụ cho giám sát của Quốc hội nhưng nhân sự bầu phải có thống nhất của Thủ tướng. Điều này về mặt lý luận là rất khó khăn cho hoạt động của Tổng kiểm toán. Vai trò của Tổng kiểm toán quan trọng như vậy nhưng chưa bao giờ chúng ta bố trí lịch cho ông Tổng kiểm toán trình bày quyết toán ngân sách hàng năm trước Quốc hội theo khoản 2 điều 18 Luật kiểm toán. Thực tế, nhiều quốc gia người ta bố trí ghế cho Tổng kiểm toán ngồi ở Quốc hội và Tổng kiểm toán cũng phải chịu sự chất vấn.

PV: Lý do nào mà chúng ta chưa từng chất vấn Tổng kiểm toán bao giờ, thưa bà?

Bà Lê Thị Nga: Chúng ta chưa quy định trong Luật là Tổng kiểm toán là đối tượng bị chất vấn. Chính vì vậy, khi ĐBQH cần những số liệu về Kiểm toán thì không có. Vì vậy Luật kiểm toán cần phải sửa theo hướng là nâng cao địa vị của Tổng kiểm toán và Kiểm toán nhà nước, đưa Tổng kiểm toán vào đối tượng Quốc hội bầu và chất vấn theo nhiệm kỳ của QH. Sau đó khi báo cáo ngân sách hàng năm và thảo luận về ngân sách hàng năm, Tổng kiểm toán phải trình bày về báo cáo kiểm toán ngân sách hàng năm. Khi ĐBQH thấy lúng túng, cần xác minh một điều gì đó thì phải có ý kiến của Tổng kiểm toán trả lời. Có như vậy thì toàn bộ hoạt động liên quan đến chống tham nhũng trong thu chi ngân sách mới đạt hiệu quả.

PV: Theo bà, lý do nào khiến công tác phòng, chống tham nhũng trong thu chi ngân sách chưa đạt hiệu quả như mong muốn?

Bà Lê Thị Nga: Trước hết, cần kiểm tra lại hành lang pháp lý, những vấn đề gì mà luật quy định rồi mà không thực hiện dẫn đến hạn chế hiệu quả của phòng chống tham nhũng. Ví dụ như trước kia Luật thanh tra cũ làm cho cơ quan ra quyết định thanh tra không độc lập với chủ thể quản lý nhà nước thì sau đó Quốc hội sửa đổi Luật theo hướng đảm bảo sự độc lập một cách tương đối của cơ quan thanh tra, người thanh tra đối với chủ thể quản lý nhà nước. Năm 2010, Quốc hội bàn rất kỹ, cụ thể từng nguyên tắc, từ nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, tuân thủ pháp luật khách quan và công khai. Đó là những nguyên tắc đảm bảo tính độc lập cần thiết của chủ thể thanh tra với chủ thể quản lý Nhà nước. Sau đó, chúng ta đã quy định rất chi tiết những điều luật cụ thể để cụ thể hóa các nguyên tắc ấy. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chúng ta không tuân thủ đúng trong nhiều trường hợp. Những quy định về thời hạn ra kết luận thanh tra khi kết thúc thanh tra ở đơn vị trực tiếp mình thanh tra có tuân thủ đúng không.

Ví dụ Ngân hàng Phát triển, tôi đã chất vấn vi phạm về thời hạn ra quyết định thanh tra gấp gần chục lần so với thời hạn quy định. Hoặc những quy định về xác định trách nhiệm của những chủ thể có vi phạm trong kết luận thanh tra. Nếu xem xét kỹ trách nhiệm thanh tra về Vinalines thì thấy rõ Thanh tra Chính phủ không làm hết thẩm quyền trong việc xác định trách nhiệm. Có thể thấy ở đây trách nhiệm được quy gần hết cho doanh nghiệp nhưng trách nhiệm của quản lý nhà nước không thấy.

PV: Thời hạn để công bố công khai kết luận thanh tra trong Luật phòng chống tham nhũng, trong Luật thanh tra đã được thực hiện như thế nào, thưa bà?

Bà Lê Thị Nga: Chúng tôi kiểm tra lại thì thấy có rất nhiều hình thức như công bố trên trang web, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng trong thực tế thực hiện lại không hoàn toàn như thế. Thông thường chủ thể thanh tra chọn hình thức hẹp nhất. Một công thức mà nhiều chuyên gia quốc tế thừa nhận là tham nhũng: bằng độc quyền cộng bưng bít thông tin trừ đi trách nhiệm giải trình. Nếu như công chúng rất hạn chế trong việc tiếp cận được các kết luận thanh tra thì rõ ràng là hạn chế phòng, chống tham nhũng.

PV: Xin cảm ơn bà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảng và quyết tâm chống tham nhũng
Đảng và quyết tâm chống tham nhũng

(VOV) -Tinh thần Hội nghị trung ương 6 và các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thể hiện rõ điều này.

Đảng và quyết tâm chống tham nhũng

Đảng và quyết tâm chống tham nhũng

(VOV) -Tinh thần Hội nghị trung ương 6 và các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thể hiện rõ điều này.

Đối thoại phòng chống tham nhũng khu vực phía Nam
Đối thoại phòng chống tham nhũng khu vực phía Nam

(VOV) -Việt Nam chú trọng về chính sách từ góc độ quản lý vĩ mô theo các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ cao.

Đối thoại phòng chống tham nhũng khu vực phía Nam

Đối thoại phòng chống tham nhũng khu vực phía Nam

(VOV) -Việt Nam chú trọng về chính sách từ góc độ quản lý vĩ mô theo các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ cao.

Hội thảo trước đối thoại phòng chống tham nhũng
Hội thảo trước đối thoại phòng chống tham nhũng

(VOV) -Hội thảo có chủ đề “Công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương- Thực trạng và giải pháp”.

Hội thảo trước đối thoại phòng chống tham nhũng

Hội thảo trước đối thoại phòng chống tham nhũng

(VOV) -Hội thảo có chủ đề “Công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương- Thực trạng và giải pháp”.

Đảng, Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí
Đảng, Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí

(VOV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng từ "xót xa" để nói về hiện tượng lãng phí xảy ra hiện nay.

Đảng, Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí

Đảng, Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí

(VOV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng từ "xót xa" để nói về hiện tượng lãng phí xảy ra hiện nay.

Vai trò của xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng
Vai trò của xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

(VOV) - Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo.

Vai trò của xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

Vai trò của xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

(VOV) - Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo.

“Muốn thắng tham nhũng phải thay đổi cách đánh”
“Muốn thắng tham nhũng phải thay đổi cách đánh”

(VOV) - Đại biểu Quốc hội Trần Đình Nhã (đoàn Thừa Thiên- Huế) cho rằng: “Tham nhũng đang buộc chúng ta phải tuyên chiến”.

“Muốn thắng tham nhũng phải thay đổi cách đánh”

“Muốn thắng tham nhũng phải thay đổi cách đánh”

(VOV) - Đại biểu Quốc hội Trần Đình Nhã (đoàn Thừa Thiên- Huế) cho rằng: “Tham nhũng đang buộc chúng ta phải tuyên chiến”.