Ông Phạm Minh Chính: Sử dụng không đúng quyền lực dẫn đến chạy chức, chạy quyền

VOV.VN - Theo ông Phạm Minh Chính: Sử dụng không đúng quyền lực, thẩm quyền, lợi dụng quyền lực dẫn đến chạy chức, chạy quyền.

Ngày 10/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị góp ý vào dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ. Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.

Ông Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị sáng 10/10. (Ảnh: Thanh Niên)
Phát biểu khai mạc, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chỉ rõ: Đây là nội dung rất khó, chưa làm một cách bài bản, chuyên nghiệp, chưa có quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, đây là vấn đề mới, gây bức xúc trong xã hội.

Qua công tác giám sát, kiểm tra, qua các vấn đề liên quan đến sai phạm trong công tác cán bộ cho thấy việc sử dụng quyền lực chưa bài bản, chưa đúng quy định; có những đồng chí được giao quyền lực đã lạm quyền, lộng quyền mà pháp luật chưa có cơ chế kiểm soát.

“Sử dụng không đúng quyền lực, thẩm quyền, lợi dụng quyền lực dẫn đến chạy chức, chạy quyền. Do đó, phải xây dựng cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Trình bày đề dẫn, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy nhấn mạnh, cán bộ là gốc của mọi công việc, công tác cán bộ cũng vô cùng hệ trọng. Qua 30 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạn chế, khó khăn, nhất là tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực, thao túng trong công tác cán bộ; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ chậm được ngăn chặn, đẩy lùi. Nạn chạy chức, chạy quyền và tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền còn diễn biến phức tạp, xảy ra tinh vi ở nhiều nơi, nhiều cấp.

Nhận thức về những vấn đề trên, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nhấn mạnh “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện”.

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đề ra nhiệm vụ “kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần chỉ rõ: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn; ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Theo Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy, thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao, Ban Tổ chức Trung ương đã thành lập Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án, Quy định của Bộ Chính trị về Kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ. Đến nay, ngoài việc xây dựng Đề án, Tổ Biên tập đã dự thảo Tờ trình và Quy định của Bộ Chính trị về nội dung này.

"Việc đánh giá đúng, chính xác thực trạng kiểm soát quyền lực, thực trạng chạy chức chạy quyền, chống chạy chức chạy quyền, chỉ ra những ưu, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả, thiết thực, cụ thể để tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ bằng việc ban hành Quy định của Bộ Chính trị về nội dung này có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay", ông Trần Văn Túy nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, góp ý tập trung vào một số nội dung: Tình hình, nguyên nhân hạn chế của kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ, đồng thời làm rõ, phân tích kỹ về bố cục, tên gọi, phạm vi, đối tượng, nguyên tắc của Quy định; về 8 cơ chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; nhận diện 19 hành vi chạy chức chạy quyền (5 hành vi của “người chạy” và 14 hành vi của “người được chạy” cả hành vi của tập thể và cá nhân); 6 cách thức phát hiện hành vi chạy chức chạy quyền và việc kiểm tra, kết luận, xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền; về trách nhiệm thực hiện Quy định… 

Các ý kiến góp ý tại Hội nghị đều đánh giá cao tính công phu, kỹ lưỡng trong dự thảo do Ban Tổ chức Trung ương soạn thảo, cũng như nhấn mạnh tính cần thiết của Quy định này. Một số ý kiến đưa ra đề xuất, kiến nghị để các quy định về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền chặt chẽ và khả thi hơn khi triển khai trong thực tế.

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đề nghị Tổ biên tập, lãnh đạo, chuyên viên các vụ, cục, đơn vị thuộc Ban Tổ chức Trung ương tiếp thu tối đa và tổng hợp đầy đủ ý kiến phát biểu của các đại biểu để tham mưu giúp Lãnh đạo Ban chuẩn bị tốt dự thảo Đề án, Tờ trình, Quy định, báo cáo Bộ Chính trị xem xét theo quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Phạm Minh Chính: "Tình trạng chạy chức quyền vẫn là điều trăn trở"
Ông Phạm Minh Chính: "Tình trạng chạy chức quyền vẫn là điều trăn trở"

VOV.VN - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho rằng, cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là điều trăn trở, băn khoăn.

Ông Phạm Minh Chính: "Tình trạng chạy chức quyền vẫn là điều trăn trở"

Ông Phạm Minh Chính: "Tình trạng chạy chức quyền vẫn là điều trăn trở"

VOV.VN - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho rằng, cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là điều trăn trở, băn khoăn.

Không còn cửa cho người chạy chức?
Không còn cửa cho người chạy chức?

VOV.VN -“Không có chạy chức” là thông điệp Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII và ai có ý định này thì đừng làm, mệt thêm mà còn bị kiểm tra xử lý!

Không còn cửa cho người chạy chức?

Không còn cửa cho người chạy chức?

VOV.VN -“Không có chạy chức” là thông điệp Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII và ai có ý định này thì đừng làm, mệt thêm mà còn bị kiểm tra xử lý!

Kiểm soát quyền lực gắn với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng
Kiểm soát quyền lực gắn với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

VOV.VN - Đây là đề tài do ông Mai Trực, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương làm Chủ nhiệm. 

Kiểm soát quyền lực gắn với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Kiểm soát quyền lực gắn với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

VOV.VN - Đây là đề tài do ông Mai Trực, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương làm Chủ nhiệm. 

Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?
Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?

VOV.VN - Như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh phải "nhốt quyền lực vào lồng cơ chế". Nhưng có cơ chế rồi, người vận hành cơ chế đó còn quan trọng hơn nữa

Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?

Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?

VOV.VN - Như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh phải "nhốt quyền lực vào lồng cơ chế". Nhưng có cơ chế rồi, người vận hành cơ chế đó còn quan trọng hơn nữa

Kiểm tra giám sát quyền lực, không để tiềm ẩn hậu quả ở đặc khu
Kiểm tra giám sát quyền lực, không để tiềm ẩn hậu quả ở đặc khu

VOV.VN - “Quyền lực cao, mô hình mới, thường xuất hiện cái “nóng” thì càng cần kiểm tra giám sát quyền lực, không để tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng”

Kiểm tra giám sát quyền lực, không để tiềm ẩn hậu quả ở đặc khu

Kiểm tra giám sát quyền lực, không để tiềm ẩn hậu quả ở đặc khu

VOV.VN - “Quyền lực cao, mô hình mới, thường xuất hiện cái “nóng” thì càng cần kiểm tra giám sát quyền lực, không để tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng”

Dân trao quyền lực cho cán bộ và có thể lấy lại quyền đó
Dân trao quyền lực cho cán bộ và có thể lấy lại quyền đó

VOV.VN - GS.TSKH Phan Xuân Sơn nhấn mạnh điều này khi nói về công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.

Dân trao quyền lực cho cán bộ và có thể lấy lại quyền đó

Dân trao quyền lực cho cán bộ và có thể lấy lại quyền đó

VOV.VN - GS.TSKH Phan Xuân Sơn nhấn mạnh điều này khi nói về công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.