Bộ trưởng Tài chính phân tích áp lực bố trí nguồn trả nợ

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là trong vài năm tới.

Trước thực tế tình hình nợ công tăng nhanh và có nguy cơ “đụng trần”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, đây là nỗi băn khoăn trăn trở của đại biểu và cử tri. Những thông tin được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo trước nghị trường đã cho thấy khá rõ bức tranh nợ công của Việt Nam.

Nợ công tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ

Về thực trạng nợ công, trước 2010 chưa có quy định pháp lý về quản lý nợ công. Các chỉ số về nợ ở mức thấp phù hợp với định hướng điều hành của giới hạn an toàn nợ nước ngoài không quá 50% GDP.

Từ 2010 đến nay, Luật quản lý nợ công có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, công tác quản lý nợ có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc quản lý sử dụng hiệu quả đầu tư; bổ sung nguồn vốn đáng kể đầu tư xã hội và đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Nhiều dự án lớn trọng điểm như dự án lớn về hạ tầng giao thông, điện, hàng không được sử dụng đầu tư từ nguồn vốn vay đã đi vào sử dụng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội ngày 30/10 (Ảnh: Quang Trung)

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong điều kiện khó khăn, tang trưởng chậm lại, cân đối nguồn lực ngân sách cùng lúc phải sắp xếp cân đối các nguồn lực, dẫn đến tỷ trọng bố trí chi đầu tư phát triển giảm lớn so với giai đoạn trước. Năm 2010 tỷ trọng chi là 21,6%, 2014 xuống 16,2% và 2015 dự kiến 17,1% dự toán ngân sách. Chúng ta phải huy động mức trái phiếu chính phủ cho đầu tư rất lớn, giai đoạn 2014-2016 huy động thêm 170.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ ngoài 225.000 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015.

Bội chi ngân sách ở mức cao cùng với việc thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay ODA, nợ công đã tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Năm 2012 nợ công 50,8% GDP, tăng 18,4%; 2013 là 54,2% GDP tăng 17,9% và ước 2014 nợ công là 60,3, tăng 23,3%; dự kiến 2015 là 64% GDP, tăng 19,9%.

Thời gian qua các chỉ số nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia như tỷ lệ nợ của Chính phủ, tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ cân đối ngân sách Nhà nước so với tổng thu ngân sách vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép nhưng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nợ Chính phủ và nợ Quốc gia đều quy định 50%, nợ công không quá 65%; đảm bảo trả đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn và không phát sinh nợ xấu. Cơ cấu các khoản nợ vay trong nước góp phần vào giảm phụ trội khoản vay nước ngoài. Tỷ trọng dư nợ trong nước của Chính phủ tăng từ 40,3% năm 2010 lên 54,5% năm 2014. Nợ nước ngoài giảm tương ứng với mức từ 59,7% xuống 45,5%.

Về sử dụng tiền vay, qua tổng kết cho thấy vay để đầu tư là 98,1%, vay chi sự nghiệp 0,4%.

Áp lực huy động vốn hàng năm rất lớn

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trước hết về thể chế luật quy định nhưng hiện nay còn một số ý kiến về phạm vi nợ công, đề nghị tính nợ công cả những khoản nợ của các doanh nghiệp, nợ chi của ngân sách Nhà nước.

Dư nợ công cuối năm 2015 bám sát giới hạn của Quốc hội cho phép, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững mặc dù cơ cấu các khoản vay trong nước đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu vay ngắn hạn, làm tăng áp lực bố trí chi trả nợ trong ngắn hạn. Và thực tế, trong những năm qua, Chính phủ đã phải phát hành, đảo nợ để trả nợ khi tới hạn:  Năm 2012 là 20.000 tỷ, 2014 là 77.000 tỷ. Nếu thu ngân sách vượt lên được dùng bố trí vào thì số nợ giảm đi nhưng dự kiến 2015 cũng là 130.000 tỷ đồng.

Áp lực huy động vốn hàng năm rất lớn, chi phí huy động vốn cao, mặc dù đã có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây. Việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn có rủi ro và làm cho nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, tạo áp lực bố trí nguồn trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ của ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là trong vài năm tới

Bộ trưởng Tài chính cũng chỉ rõ, một số dự án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài không hiệu quả, không trả được nợ làm phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng, phải tái cơ cấu lại tài chính, chuyển sang cơ chế nhà nước đầu tư, tăng chi trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

Cùng với đó, công tác phối hợp giữa các bộ ngành đại phương, chủ dự án trong việc quản lý, tổng hợp, báo cáo nợ công cũng còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ. Việc quản lý nợ chưa được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán.

Nguyên nhân do đâu?

Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, áp lực tăng vay cho đầu tư phát triển dẫn đến tăng nhanh nợ công, trong điều cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 khó khăn, duy trì chi ngân sách ở mức cao, tăng phát hành trái phiếu chính phủ cho đầu tư phát triển. Đồng thời do khó khăn nên bố trí cân đối trả nợ thấp hơn, đảo nợ; đồng thời tăng mức bảo lãnh chính phủ cho vay ngân hàng chính sách, phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, tăng mức bảo lãnh vay vốn nước ngoài thực hiện  một số dự án lớn trọng điểm của quốc gia, đặc biệt là dự án ngành điện, điện hạt nhân, hàng không.

Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thị trường vốn chưa phát triển, phát hành trái phiếu Chính phủ mới chỉ đáp ứng ứng 50 đến 70% yêu cầu huy động vốn hàng năm nên phải tăng vay các nguồn vốn ngắn hạn tạm thời khác với chi phí huy động cao; cơ cấu phát hành trái phiếu chính phủ hàng năm kỳ hạn ngắn từ 1-3 năm là cao, làm tăng áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Nhiều khoản vay ngoài nước đến kỳ trả nợ gốc nên áp lực trả nợ trong 2015-2016 là lớn.

Trong khâu huy động phân bổ sử dụng vốn vay, người đứng đầu ngành Tài chính cho rằng chủ yếu mới căn cứ vào đề xuất của các bộ, ngành, địa phương mà chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và cân đối với các nguồn vốn đầu tư khác; chưa bám sát các hạn mức nợ, xác định mức vay cho phù hợp với khả năng trả nợ…

“Một số chủ dự án chưa thực hiện tốt các khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện làm giảm hiệu quả đầu tư; nhiều dự án điều chỉnh tăng quy mô dẫn đến phải tăng vay nợ, tạo áp lực gia tăng nợ công”, Bộ trưởng cho biết.

Một nguyên nhân khác là việc tổ chức và quản lý nợ công còn phân tán nhiều đầu mối ở các bộ, ngành, địa phương nên việc giám sát nợ công còn hạn chế. Hệ thống số liệu về nợ công còn chưa được chuẩn hóa, chưa thực hiện tốt các quy định phối hợp chặt chẽ trong việc tổng hợp, báo cáo và công khai thông tin nợ công theo quy định.

Ngoài ra, qua 5 năm thực hiện Luật quản lý nợ công cũng bộc lộ một số tồn tại cần rà soát đánh giá toàn diện để sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

“Về giải pháp, trong các báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, cơ cấu ngân sách Nhà nước vững chắc, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như sửa đổi luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nợ công, tạo động lực phát triển. Quyết liệt chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, giảm nợ, thúc đẩy cải cách, đơn giản thủ tục hành chính trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thuế, hải quan để thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước ổn định, bền vững. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; rà soát quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước”, Bộ trưởng cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dự án sân bay Long Thành bất lợi vì nợ công
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dự án sân bay Long Thành bất lợi vì nợ công

VOV.VN -"Đưa dự án sân bay Long Thành xin ý kiến Quốc hội vào thời điểm này rõ ràng là không có lợi, vì Quốc hội đang bàn đến nợ công".

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dự án sân bay Long Thành bất lợi vì nợ công

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dự án sân bay Long Thành bất lợi vì nợ công

VOV.VN -"Đưa dự án sân bay Long Thành xin ý kiến Quốc hội vào thời điểm này rõ ràng là không có lợi, vì Quốc hội đang bàn đến nợ công".

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công
Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

VOV.VN - Đại biểu Bùi Đức Thụ: Nếu không xử lý quyết liệt thì sự gia tăng nợ công và áp lực trả nợ đến hạn đối với NSNN là rất lớn.

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

VOV.VN - Đại biểu Bùi Đức Thụ: Nếu không xử lý quyết liệt thì sự gia tăng nợ công và áp lực trả nợ đến hạn đối với NSNN là rất lớn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm làm rõ các con số liên quan để báo cáo Quốc hội và công khai minh bạch trước toàn dân

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm làm rõ các con số liên quan để báo cáo Quốc hội và công khai minh bạch trước toàn dân

Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?
Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng sự chưa nhịp nhàng về cung của đào tạo và cầu của thị trường cùng những bất cập của hệ thống đào tạo khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm.

Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?

Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng sự chưa nhịp nhàng về cung của đào tạo và cầu của thị trường cùng những bất cập của hệ thống đào tạo khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm.

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép
Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

VOV.VN -Bộ trưởng mong sự chia sẻ của đại biểu và cử tri. Nợ công hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

VOV.VN -Bộ trưởng mong sự chia sẻ của đại biểu và cử tri. Nợ công hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 5 lý do vì sao Việt Nam vẫn nghèo
Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 5 lý do vì sao Việt Nam vẫn nghèo

VOV.VN - Có 5 lý do trả lời cho câu hỏi vì sao năng suất lao động của Việt Nam thấp tương đương với câu hỏi vì sao Việt Nam còn nghèo.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 5 lý do vì sao Việt Nam vẫn nghèo

Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 5 lý do vì sao Việt Nam vẫn nghèo

VOV.VN - Có 5 lý do trả lời cho câu hỏi vì sao năng suất lao động của Việt Nam thấp tương đương với câu hỏi vì sao Việt Nam còn nghèo.

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn
Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương: Tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương: Tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới