Bộ trưởng Tư pháp trả lời về “lợi ích nhóm” trong văn bản luật

VOV.VN - Bộ trưởng đã không trả lời thẳng vào câu hỏi Đại biểu nêu nên ngay sau đó Chủ tịch Quốc hội đã nhắc nhở.

Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường chiều nay (11/6), Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) phản ánh: Dư luận người dân, báo chí và ngay tại hội trường này, đã có Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng cài đặt lợi ích nhóm của các Bộ, ngành trong một số văn bản qui phạm pháp luật, hoặc còn nhiều qui định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền mà đẩy khó khăn về phía người dân. Đại biểu Kim Thúy chất vấn: “Là người đứng đầu cơ quan được giao thẩm định dự án, dự thảo văn bản qui phạm pháp luật đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và hướng khắc phục tình trạng trên trong công tác xây dựng văn bản pháp luật?”.

 

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tại phiên chất vấn (ảnh PV)

Ngoài ra, theo đại biểu Kim Thúy, có nhận định rằng, việc vừa thiết kết, thi công trong xây dựng cơ bản là rất ít khi được chấp nhận. Thế nhưng, việc vừa xây dựng văn bản luật vừa xử lý chính sách lại đang là thực tế khá phổ biến ở nước ta khiến cho chính sách không được làm rõ trong luật nên khi triển khai thực hiện không đạt kết quả mong muốn. “Bộ Tư pháp là một trong những bộ được giao soạn thảo tương đối nhiều dự án Luật. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp về vấn đề này?”

Cùng chung nội dung chất vấn này, Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) nêu nội dung như sau: Bộ nào quản lý cái gì thì xây dựng Luật lĩnh vực đó. Bộ Tư pháp được giao là người chủ trì rà soát lại, điều phối lại tất cả mọi người. “Dường như có ý kiến cho rằng, Bộ  Tư pháp nể nang, tôi không dám gọi là lợi ích cục bộ của Bộ, nhưng Bộ nào thì quyền nặng, còn trách nhiệm nhẹ đi và thiếu một tính hệ thống. Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào? – Đại biểu Trần Du Lịch chất vấn Bộ trưởng Tư pháp.

Trả lời chất vấn của hai đại biểu Kim Thúy và Du Lịch, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: “Vấn đề này tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã được hỏi đến và tôi đã trả lời. Theo luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, Bộ Tư pháp được giao thẩm định từ quyết định Thủ tướng trở lên. Một trong những nhiệm vụ thẩm định của Bộ Tư pháp là phát biểu ý kiến là dự thảo đó có phù hợp đường lối hay không.

“Cho nên câu chuyện cài đặt lợi ích nhóm, cục bộ… chưa phải là vấn đề gì đặt ra. Có thể đại biểu đứng ở góc độ nào đó để nhìn ra lợi ích nhóm. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp hậu kiểm văn bản của các Bộ, cơ quan ngang bộ. Lợi ích nhóm, cục bộ, cơ quan ở trong văn bản các Bộ chưa có gì nổi lên.” – Bộ trưởng nói.

Còn loại văn bản nữa là thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ hiện đang giao cho các Vụ ở các Bộ thẩm định. Câu chuyện xoay quanh loại văn bản này. Chúng tôi đã báo cáo và Thủ tướng đã đồng ý, xây dựng đề án thí điểm kiểm soát tập trung thông tư, thông tư liên tịch trên một số lĩnh vực gắn chặt với đời sống người dân. Đã trình đề án này lên Chính phủ. Qua thảo luận tại phiên họp Chính phủ, có ý kiến cho rằng, làm như vậy là trái luật. Cuối cùng, Thủ tướng kết luận chưa thực hiện kiểm soát tập trung để chờ cuối năm 2014 trình Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật sửa đổi để có cơ chế kiểm soát tập trung .

Về băn khoăn của Đại biểu cho rằng, vừa xây dựng văn bản pháp luật vừa xây dựng chính sách có phù hợp không? Bộ trưởng Tư pháp cho rằng: Vấn đề Đại biểu nêu có lý nhưng chưa phải hoàn toàn. Vì theo qui trình trước khi ban hành văn bản thì tổng kết thực tiễn, tổng kết văn bản đang có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình đó thì sẽ phát hiện ra những cái tồn tại, hiệu quả và chính sách mới như thế nào.

“Các văn bản pháp luật phải phù hợp chính sách của Đảng. Chính phủ đã đồng ý giữa tháng 7 sẽ trình Chính phủ Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật mới. Theo đó, sẽ tách ra thành 2 giai đoạn: Chính sách và giai đoạn kỹ thuật về luật” – Bộ trưởng cho biết.

Tuy nhiên, ngay sau phần trả lời chất vấn này của Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng trả lời thẳng vào vấn đề Đại biểu chất vấn. “Ví dụ như Đại biểu Quốc hội nói có lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các văn bản pháp luật không thì Bộ trưởng chỉ cần trả lời có hay không chứ không cần giải thích dài dòng” – Chủ tịch Quốc hội nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Tư pháp triển khai công tác tư pháp năm 2014
Bộ Tư pháp triển khai công tác tư pháp năm 2014

VOV.VN -Năm 2014, được xác định là năm “thể chế”, toàn ngành Tư pháp tập trung cao cho việc  thực hiện Hiến pháp

Bộ Tư pháp triển khai công tác tư pháp năm 2014

Bộ Tư pháp triển khai công tác tư pháp năm 2014

VOV.VN -Năm 2014, được xác định là năm “thể chế”, toàn ngành Tư pháp tập trung cao cho việc  thực hiện Hiến pháp

Bộ Tư pháp Đức đề nghị làm rõ vai trò của cơ quan tình báo
Bộ Tư pháp Đức đề nghị làm rõ vai trò của cơ quan tình báo

VOV.VN - Liên quan tới chương trình giám sát của Mỹ, cơ quan tình báo Đức xác nhận đã chuyển dữ liệu cho NSA.

Bộ Tư pháp Đức đề nghị làm rõ vai trò của cơ quan tình báo

Bộ Tư pháp Đức đề nghị làm rõ vai trò của cơ quan tình báo

VOV.VN - Liên quan tới chương trình giám sát của Mỹ, cơ quan tình báo Đức xác nhận đã chuyển dữ liệu cho NSA.

Bộ Tư pháp kiến nghị xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật
Bộ Tư pháp kiến nghị xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật

VOV.VN -Bộ Tư pháp kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP.

Bộ Tư pháp kiến nghị xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật

Bộ Tư pháp kiến nghị xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật

VOV.VN -Bộ Tư pháp kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP.

Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp
Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp

VOV.VN -8 năm triển khai Nghị quyết 49, các chương trình, kế hoạch công tác cải cách tư pháp, ngành tư pháp đã triển khai nghiêm túc.

Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp

Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp

VOV.VN -8 năm triển khai Nghị quyết 49, các chương trình, kế hoạch công tác cải cách tư pháp, ngành tư pháp đã triển khai nghiêm túc.

7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp
7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

VOV.VN - Trong đó, Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

VOV.VN - Trong đó, Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.