Cấp nào quyết định điều chỉnh địa giới hành chính?

(VOV) -Nhiều ý kiến cho rằng thẩm quyền quyết định điều chỉnh địa giới hành chính là Quốc hội, UBTV Quốc hội.

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đóng góp ý kiến tại Hội trường cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sáng 4/6 là vấn đề thẩm quyền của các cơ quan chức năng đối với việc điều chỉnh địa giới hành chính.

Qua nghiên cứu, việc điều chỉnh địa giới hành chính là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ liên quan đến việc bảo đảm, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân về điều chỉnh lãnh thổ giữa các đơn vị hành chính, mà còn liên quan tới việc thành lập mới các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc sáp nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở những nơi bị điều chỉnh địa giới hành chính; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở những nơi này.

Hơn nữa, việc điều chỉnh địa giới hành chính còn liên quan tới việc phải có nguồn lực, ngân sách, kinh phí để chi cho thực hiện các nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính.

Chính vì những lý do trên, Đại biểu Đặng Đình Luyến (đoàn Khánh Hòa) thấy đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay Quốc hội hoạt động không thường xuyên, một năm chỉ họp 2 kỳ, mỗi kỳ khoảng 1 tháng nên giao cho Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội xem xét quyết định vấn đề này.

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nhấn mạnh: Việc điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính là vấn đề quan trọng không chỉ liên quan đến thay đổi địa giới hành chính mà còn liên quan đến tổ chức, bộ máy, nhân lực, tài chính để triển khai thực hiện, đặc biệt phải bảo đảm được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy việc quyết định địa giới hành chính các cấp phải được Quốc hội phê chuẩn. Do đặc thù của Quốc hội nước ta hoạt động không thường xuyên, khối lượng công việc trong các kỳ họp khá lớn nên phương án giao thẩm quyền này cho UBTV Quốc hội là hợp lý.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết nhất trí với Phương án giao UBTV Quốc hội quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh, thành trực thuộc Trung ương theo đề nghị của Chính phủ như dự thảo đã công bố xin ý kiến nhân dân.

UBTVQH quyết định điều chỉnh từ cấp nào?

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hoá) quan tâm đến thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính ở các đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là một nội dung được sửa đổi, bổ sung liên quan đến thẩm quyền của UBTV Quốc hội theo quy định tại Điều 79 và thẩm quyền của Chính phủ quy định tại Điều 101. Tuy nhiên, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội tại kỳ họp này chưa có sự thống nhất trong cách thể hiện vấn đề nói trên.

Tại Điều 79, đưa ra 2 phương án, trong đó phương án 1 là chuyển thẩm quyền này từ Chính phủ sang UBTVQH, còn phương án 2 là giữ như quy định hiện hành, tức là Chính phủ thực hiện thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống.

Trong khi đó Điều 101 chỉ đề cập đến thẩm quyền của Chính phủ là trình Quốc hội, UBTVQH quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính. Tức là chỉ giải quyết theo phương án 1.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho rằng, thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 1992 cho thấy, thực hiện thẩm quyền quy định tại Khoản 10, Điều 112, hàng năm Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống một cách khá thường xuyên trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Chính phủ ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định về việc chia tách, điều chỉnh, thành lập mới các đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ cấp huyện, từ đó nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ theo mô hình nông thôn như xã, huyện được chia tách điều chỉnh địa giới để thành lập, mở rộng đơn vị hành chính lãnh thổ đô thị như thành phố, thị xã.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính là một công việc rất trọng yếu tác động nhiều đến quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và càng tác động sâu sắc nhiều mặt đến đời sống nhân dân, đặc biệt là tại các vùng nông nghiệp. Trong khi đó, cơ sở tiêu chí để thực hiện việc chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính mãi đến tháng 7/2011 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 62 để quy định về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.

Theo quan điểm của đại biểu Bùi Sỹ Lợi, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm sự ổn định về địa giới hành chính nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững gắn với việc giữ gìn diện tích đất lúa và hạn chế việc đô thị hoá tràn lan là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh. Do đó, phương án 1 trong Điều 79 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nên giao thẩm quyền quyết định về chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống do UBTV Quốc hội thực hiện trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Theo đại biểu, sự chuyển đổi thẩm quyền này là hợp lý theo xu hướng dân chủ khi Quốc hội quyết định điều chỉnh với cấp tỉnh, UBTV Quốc hội quyết định đối với dưới cấp tỉnh và đều thực hiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan hành pháp là Chính phủ../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

(VOV) - Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên Điều 4 như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

(VOV) - Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên Điều 4 như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Có nên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia?
Có nên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia?

(VOV) - Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Có nên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia?

Có nên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia?

(VOV) - Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Thu hồi đất: Không nên để DN thỏa thuận giá đền bù với dân
Thu hồi đất: Không nên để DN thỏa thuận giá đền bù với dân

(VOV) -Nhiều khi quyền lợi người dân không được thỏa đáng, gây thắc mắc co kéo giữa doanh nghiệp với người có đất...

Thu hồi đất: Không nên để DN thỏa thuận giá đền bù với dân

Thu hồi đất: Không nên để DN thỏa thuận giá đền bù với dân

(VOV) -Nhiều khi quyền lợi người dân không được thỏa đáng, gây thắc mắc co kéo giữa doanh nghiệp với người có đất...

Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo
Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo

(VOV) -Qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thành phần nào là chủ đạo sẽ do thị trường quyết định.

Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo

Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo

(VOV) -Qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thành phần nào là chủ đạo sẽ do thị trường quyết định.

Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn
Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn

(VOV) - CNH-HĐH đất nước việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và người lao động càng được đặt ra. 

Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn

Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn

(VOV) - CNH-HĐH đất nước việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và người lao động càng được đặt ra.