Có nên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia?

(VOV) - Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Trong phần thảo luận tại Hội trường ngày 3/6, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) đóng góp ý kiến: Đối với Điều 121 về Hội đồng bầu cử quốc gia, nhiều ý kiến đề nghị không nên tổ chức với lý do cơ quan này ít hoạt động, tốn kém bộ máy.

Tuy nhiên, nếu xét về nguyên lý, để bầu ra một cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp mà để luật định là một quy trình ngược.  

Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân, nếu chiếu theo nguyên tắc của cơ chế hình thành quyền lực thì Hội đồng bầu cử quốc gia còn phải được ra đời trước Quốc hội bởi tiết chế dân chủ trực tiếp từ nhân dân. Vì vậy, việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia là cần thiết khi đặt trong bối cảnh lần đầu tiên trước khi bầu ra Quốc hội và lập hiến. Nhân dân trước hết buộc phải bầu chọn ra Hội đồng bầu cử quốc gia.

Khác với quan điểm của đại biểu Phạm Trọng Nhân, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp có giải trình vấn đề thành lập  Hội đồng bầu cử quốc gia. Thực chất là việc hiến định vai trò, vị trí pháp lý của Hội đồng bầu cử Trung ương đang được quy định trong Luật Bầu cử.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu ý kiến

Nhằm phát huy dân chủ bảo đảm được tính khách quan trong công tác bầu cử ở nước ta, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đề nghị phải cân nhắc việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Lý do vì thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ diễn ra 5 năm 1 lần. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng, qua các lần bầu cử thời gian vừa qua, Hội đồng bầu cử Trung ương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Việc bầu cử vẫn khẳng định diễn ra dân chủ, bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong quá trình bầu cử. Cho nên có nhất thiết phải thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia hay không thì cần phải có thảo luận, xem xét vì Hội đồng bầu cử Trung ương trong thời gian vừa qua có tất cả những cuộc bầu cử đều được chỉ đạo dân chủ, khách quan. Trong qua trình đó, chúng ta thực hiện tốt việc này nên không nhất thiết phải thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Trần Văn Tư (đoàn Đồng Nai) nêu ý kiến: Những lý lẽ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đề cập đến thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia với lý do để bảo đảm cho việc công nhận kết quả bầu cử. Thế nhưng, những lý lẽ đó chưa thể hiện đầy đủ, chưa có sức thuyết phục nên không cần thiết phải thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn
Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn

(VOV) - CNH-HĐH đất nước việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và người lao động càng được đặt ra. 

Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn

Hiến định vai trò và chức năng phản biện của công đoàn

(VOV) - CNH-HĐH đất nước việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và người lao động càng được đặt ra. 

Đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên tên nước
Đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên tên nước

(VOV) -Tên gọi CHXHCN Việt Nam đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay

Đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên tên nước

Đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên tên nước

(VOV) -Tên gọi CHXHCN Việt Nam đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay

Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

(VOV) - Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên Điều 4 như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

(VOV) - Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí giữ nguyên Điều 4 như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?
Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

(VOV) -Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trước ý kiến cho rằng, bỏ Hội đồng nhân dân sẽ giảm hẳn tham nhũng.

Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

(VOV) -Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trước ý kiến cho rằng, bỏ Hội đồng nhân dân sẽ giảm hẳn tham nhũng.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực
Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992