Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

(VOV) -Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trước ý kiến cho rằng, bỏ Hội đồng nhân dân sẽ giảm hẳn tham nhũng.

Phát biểu của đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) phân tích khá sâu sắc về những điểm mạnh, điểm chưa được của mô hình Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường. Hiện nay, 10 tỉnh, thành phố đang thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường theo Nghị quyết 26 của Quốc hội và Nghị quyết 724 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII.

Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Nghĩa, đến nay việc thí điểm đã trải qua gần 5 năm nhưng chưa tổng kết. “Qua việc này cũng đủ thấy tính phức tạp, nhạy cảm của đề án thí điểm chưa có điểm dừng, nhân dân các nơi làm thí điểm mất đi chỗ dựa tin cậy”.

Đại biểu đặt câu hỏi: “Không biết trách nhiệm thuộc về ai, những nơi làm thí điểm thì thấp thỏm chờ đợi trong lúc Nghị quyết trung ương 5 Khóa X chỉ rõ: khi thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường cần tăng cường Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, thành phố về số lượng, chất lượng đại biểu, về cơ sở và các điều kiện làm việc”.

Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Nghĩa, rất tiếc là nội dung này của nghị quyết đã không được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc làm cho các tỉnh thành làm thí điểm đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Nhiệm vụ giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố để làm thí điểm thì nhiều hơn, nặng nề hơn nhưng không đủ con người và điều kiện vật chất để thực hiện quyền năng của mình, làm giảm vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân.

Ai giám sát chính quyền quận, huyện?

Qua tiếp thu ý kiến của nhân dân Ban soạn thảo đã tổng hợp 3 loại ý kiến, mỗi loại ý kiến được lập luận với quan điểm khác nhau. Đại biểu Huỳnh Nghĩa tán thành việc giữ nguyên quy định về các đơn vị hành chính như Điều 118 của Hiến pháp hiện hành. Đại biểu Huỳnh Nghĩa nhấn mạnh: “Mô hình chính quyền địa phương được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính theo nguyên tắc ở đâu cơ quan hành chính thì ở đó có cơ quan đại diện giám sát”.

Theo lập luận của đại biểu Huỳnh Nghĩa, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, xã hội chủ nghĩa. Bản chất của nhà nước pháp quyền là luôn song hành tăng cường với dân chủ ở cơ sở. Bác Hồ đã nói "nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ". Với Bác Hồ nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân uỷ quyền các bộ máy nhà nước thực hiện quyền lực của mình để phục vụ cho lợi ích nhân dân.

Từ đó Điều 6, dự thảo quy định "nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước". Điều này có nghĩa, có nhiều việc nhân dân không thực hiện quyền làm chủ của mình mà thông qua người đại diện để thực hiện quyền đó. “Nếu chúng ta bỏ Hội đồng nhân dân thì ai sẽ là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình và ai giám sát Uỷ ban nhân dân và chính quyền các quận huyện?” – đại biểu đặt câu hỏi.

Có ý kiến cho rằng do Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát điều này là phi thực tế. Bởi vì bản thân Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũng chưa thực hiện hết chức năng giám sát của chính quyền cấp tỉnh theo luật định mà còn cáng đáng thêm chức năng giám sát chính quyền cấp quận huyện thì liệu có kham nổi không. Rõ ràng về mặt thực tế và cả lý luận hiện nay chưa thể hoá giải được vấn đề này. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhân dân mà nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều nhà hoạt động thực tiễn kể cả chính sách thời gian qua đã thực sự quan tâm nguyên cứu với tất cả tâm huyết và trí tuệ của mình đã lên tiếng phản biện khá sâu sắc.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng, khi tiến hành khảo sát sơ kết việc không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường đã có sự nhìn nhận chưa chính xác về kết quả thí điểm, về vai trò hoạt động của Hội đồng nhân dân. Một số nhận định đánh giá thiếu tính khách quan, mang nặng ý kiến chủ quan của một bộ phận cán bộ thậm chí cố tình quy chụp dựa trên những tính toán mang tính cơ học đơn thuần như không tổ chức Hội đồng nhân dân thì giảm biên chế cán bộ, giảm chi phí hội họp, tiết kiệm được một số khoản chi.

Có ý kiến còn cho rằng bỏ Hội đồng nhân dân giảm hẳn tham nhũng. Vậy hỏi từ trước tới nay đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng? Trong khi đó cái mất lớn nhất thì không được báo cáo như quyền làm chủ ở cơ sở của nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành, đại biểu dù có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng sức có hạn không thể bao quát lắng nghe hết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với chính quyền. Một bộ phận người dân không biết kêu ai khi oan sai khi bị chèn ép từ hoạt động của cơ quan công quyền. “Việc lớn nhất của Hội đồng nhân dân chưa được đánh giá một cách công bằng như thông qua nghị quyết của kỳ họp đã quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương để chính quyền tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả”, đánh giá khá thẳng thắn của đại biểu Huỳnh Nghĩa.

Đồng thời, qua hoạt động giám sát Hội đồng nhân dân gần dân, sát dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, yêu cầu Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc xem xét lại một số vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, qua đó góp phần đem lại lòng tin của nhân dân vào chính quyền, vào công lý và chế độ. Chính những hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã khắc phục được những thiếu sót, khiếm khuyết trong chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc của cơ quan chính quyền, qua đó đã góp phần làm cho chính quyền mạnh lên, đem lại lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Đây chính là những cái được lớn nhất của nhà nước ta, của chế độ ta cần được ghi nhận một cách công bằng, nghiêm túc và cầu thị

Không hiệu quả chỉ là cá biệt

Ngoài việc nêu những điểm mạnh, đại biểu Huỳnh Nghĩa cũng thẳng thắn đưa ra nhận xét: Bên cạnh Hội đồng nhân dân nhiều nơi làm tốt, phát huy được, giúp chính quyền mạnh lên cũng có một số nơi hoạt động của cơ quan này còn mang tính hình thức, cầm chừng, thiếu hiệu lực, hiệu quả. Nguyên nhân do các cấp tổ chức thiếu cơ chế hoạt động và chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để Hội đồng nhân dân phát huy vai trò, chức năng của mình. Bên cạnh đó không loại trừ do cơ cấu thường trực Hội đồng nhân dân không đủ mạnh, không tương xứng với chức năng và vị trí một cơ quan thường trực Hội đồng nhân dân. Từ đó dẫn đến tâm lý ngại va chạm, do bị ràng buộc về mặt nào đó, không dám thể hiện quan điểm của mình trước cái đúng, cái sai, dễ tùy các cơ quan chính quyền kiểu “dĩ hòa vi quý”. Đây chính là điểm trước mắt cần nghiên cứu rút kinh nghiệm bổ sung vào luật. Vì nếu cơ quan giám sát mà không đứng về phía nhân dân, không dám bênh vực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân thì ai sẽ làm việc này. Nếu người dân bị chèn ép, bị oan sai mà không biết kêu ai thì tất yếu sẽ làm mất niềm tin của nhân dân vào chế độ ưu việt của chúng ta.

Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Nghĩa: “Hiện tượng này chỉ là cá biệt, còn đa số Hội đồng nhân dân đều hoạt động tốt, là chỗ dựa đáng tin cậy của nhân dân. Vấn đề quan trọng là chúng ta không thể căn cứ một số nơi Hội đồng nhân dân làm không tốt để nâng quan điểm, xóa bỏ luôn một hệ thống cơ quan đại diện của nhân dân trong cả nước, điều này sẽ rất nguy hiểm, mất dân chủ, mất lòng dân.

Vì lẽ trên “Tôi kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần thận trọng, lắng nghe dư luận để quyết định quyết sách phù hợp, trên cơ sở đó cần lựa chọn phương án tối ưu về chế định chính quyền địa phương. Tôi cũng thiết tha đề nghị Quốc hội cần tính toán sớm, tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường ở 10 tỉnh, thành và lắng nghe nhiều chiều, kể cả tỉnh, thành làm thí điểm và không thí điểm. Từ đó có kết luận chính xác, khách quan, trung thực, đồng thời nên giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tổng kết dứt điểm trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, nhằm thực hiện quyền giám sát tối cao việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, giúp cho Ủy ban dự thảo sửa đối Hiến pháp có cơ sở tiếp thu và chính lý dự thảo Hiến pháp”.

Để kết thúc bài phát biểu của mình, đại biểu Huỳnh Nghĩa trích ý kiến của một vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước ta: "Phải củng cố chứ không nên bỏ Hội đồng nhân dân của địa phương" Hội đồng nhân dân mạnh thì nhân dân mới có chỗ dựa vững chắc và Hội đồng nhân dân cũng được phát huy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân ngày càng được bảo đảm, tăng cường./.

Đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai): Trong thời gian thí điểm không thực hiện Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường, việc giám sát thực hiện thực thi pháp luật đối với cơ quan tư pháp cấp huyện có gặp những khó khăn nhất định. Một số cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến huyện còn lúng túng và thiếu chủ động trong việc thực hiện nghị quyết. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách còn mỏng, chưa được xem xét điều chỉnh kịp thời, công việc lại quá nhiều nên có lúc chưa thực hiện hết chức năng theo luật định. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa có văn bản nào cụ thể về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân nơi thực hiện thi điểm không có Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Mối quan hệ phối hợp trong công tác giữa thường trực Hội đồng nhân dân các cấp không có quy định, Hội đồng nhân dân là quan hệ ngành dọc. Hội đồng nhân dân tỉnh không phải là cấp trên của Hội đồng nhân dân xã, nhưng trên thực tế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh luôn phải hướng dẫn, chỉ đạo Hội đồng nhân dân xã.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết - Bà Rịa - Vũng Tàu:  Tôi nhất trí với phương án 2, giữ nguyên quy định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương như Hiến pháp hiện hành. Trong thời gian qua có thí điểm nhưng chưa tổng kết. Trong quá trình thực hiện cần có những nghiên cứu rất cụ thể. Hiến pháp hiện hành thực hiện nội dung này là hợp lý hơn.

Đại biểu Trương Thị Thu Trang - Tiền Giang: Kết luận Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI khẳng định, cần tiếp tục hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, bảo đảm nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước và cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nội dung dự thảo lại không đề cập đến việc thực hiện quyền dân chủ đại diện của nhân dân thông qua cả hệ thống chính trị mà chỉ đề cập đến việc thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước. Như thế đã bỏ đi một thiết chế rất quan trọng trong thể hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực
Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo
Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo

(VOV) -Qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thành phần nào là chủ đạo sẽ do thị trường quyết định.

Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo

Hiến pháp không qui định kinh tế Nhà nước là chủ đạo

(VOV) -Qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thành phần nào là chủ đạo sẽ do thị trường quyết định.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Không thể bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Không thể bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) - Trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn của đất nước, nhân dân ta vẫn kiên trì đi theo sự lãnh đạo của Đảng.

Không thể bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Không thể bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) - Trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn của đất nước, nhân dân ta vẫn kiên trì đi theo sự lãnh đạo của Đảng.

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992
Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) - Mỗi ý kiến đóng góp của các đại biểu ở những vấn đề khác nhau nhưng đều thiết thực và có ý nghĩa.

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) - Mỗi ý kiến đóng góp của các đại biểu ở những vấn đề khác nhau nhưng đều thiết thực và có ý nghĩa.