Có nên tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam?

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi Luật Thi hành án hình sự bổ sung quy định này nhưng theo cơ quan thẩm tra, điều này dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Chiều nay (13/9), thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Một trong những nội dung mới được quy định trong dự thảo là tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam và phối hợp giữa trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ với doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức trên địa bàn để tổ chức lao động cho phạm nhân.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến trong Uỷ ban này không tán thành quy định nói trên vì cho rằng cần bảo đảm mục đích chính của công tác tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục cải tạo phạm nhân, đồng thời phải bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình quản lý giam giữ và tổ chức lao động.

Hoạt động lao động của phạm nhân phải được tổ chức trong trại giam hoặc tại khu sản xuất, điểm lao động thuộc khu vực quản lý của trại giam và phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cán bộ trại giam. Do đó, dự thảo Luật cho phép như trên sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự; tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không bảo đảm an ninh, an toàn trong việc quản lý phạm nhân.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Uỷ ban Tư pháp tán thành với dự thảo Luật và cho rằng quy định như dự thảo Luật sẽ tạo ra cơ chế cho các cơ sở giam giữ được tổ chức cho phạm nhân tham gia lao động tại các doanh nghiệp ngoài trại giam trên cơ sở có sự đồng ý của phạm nhân.

Tuy nhiên, loại ý kiến này cũng cho rằng, quy định trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài cơ sở giam giữ là vấn đề mới, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và sự an toàn trong công tác quản lý phạm nhân, nên cần được nghiên cứu, xem xét thận trọng.

Phát biểu ý kiến về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban Dân nguyện cũng nhấn mạnh đây là quy định rất mới nên cần làm rõ. Doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở lợi nhuận, còn mục đích cho phạm nhân lao động là cải tạo, rèn luyện thì hai mục đích này được hài hoà thế nào cũng cần phải đánh giá.

Nêu thực tế những phạm nhân được đưa đi lao động là có thái độ tích cực, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề cần đánh giá lâu nay có xảy ra tình trạng gì không để làm cơ sở xem xét.

Giải trình thêm vấn đề mà đại biểu băn khoăn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dự thảo quy định trại giam có thể phối hợp với các DN, cá nhân, tổ chức trên địa bàn tổ chức lao động cho phạm nhân nhưng phải bảo đảm các quy định về giam giữ, các chế độ chính sách đối với phạm nhân theo quy định và tuân thủ các quy định cụ thể ngay trong luật này.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình nhiều vấn đề đại biểu quan tâm về dự án luật trong phiên họp chiều nay (13/9)

“Tôi cho rằng các quy định đó cũng rất chặt chẽ. Các đồng chí lo ngại có trốn không, có bảo đảm an ninh trật tự không... thì phải tuân thủ quy định về giam giữ cũng như quy trách nhiệm” – Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, thực hiện quyền lao động của phạm nhân để giáo dục phạm nhân thời gian qua cũng đem lại hiệu quả tích cực. Nhưng tổ chức lao động thế nào thì thực tế đang khó khăn vướng mắc, bởi trong trong nhà tù không gian chật chội, khó khăn dẫn đến thu nhập rất thấp. Do đó, vấn đề dự thảo đề cập cũng cần được nghiên cứu, vấn đề là phải bảo đảm an ninh trật tự và các điều kiện phù hợp.

“Các ý kiến thống nhất tên gọi là Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến trong phiên thảo luận hôm nay để chỉnh sửa dự thảo, trình Quốc hội xin ý kiến” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói./.

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Thi hành án hình sự bổ sung quy định này nhưng theo cơ quan thẩm tra, điều này dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Chiều nay (13/9), thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Một trong những nội dung mới được quy định trong dự thảo là tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam và phối hợp giữa trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ với doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức trên địa bàn để tổ chức lao động cho phạm nhân.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến trong Uỷ ban này không tán thành quy định nói trên vì cho rằng cần bảo đảm mục đích chính của công tác tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục cải tạo phạm nhân, đồng thời phải bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình quản lý giam giữ và tổ chức lao động. 

Hoạt động lao động của phạm nhân phải được tổ chức trong trại giam hoặc tại khu sản xuất, điểm lao động thuộc khu vực quản lý của trại giam và phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cán bộ trại giam. Do đó, dự thảo Luật cho phép như trên sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự; tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không bảo đảm an ninh, an toàn trong việc quản lý phạm nhân.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Uỷ ban Tư pháp tán thành với dự thảo Luật và cho rằng quy định như dự thảo Luật sẽ tạo ra cơ chế cho các cơ sở giam giữ được tổ chức cho phạm nhân tham gia lao động tại các doanh nghiệp ngoài trại giam trên cơ sở có sự đồng ý của phạm nhân. 

Tuy nhiên, loại ý kiến này cũng cho rằng, quy định trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài cơ sở giam giữ là vấn đề mới, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và sự an toàn trong công tác quản lý phạm nhân, nên cần được nghiên cứu, xem xét thận trọng. 

Phát biểu ý kiến về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban Dân nguyện cũng nhấn mạnh đây là quy định rất mới nên cần làm rõ. Doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở lợi nhuận, còn mục đích cho phạm nhân lao động là cải tạo, rèn luyện thì hai mục đích này được hài hoà thế nào cũng cần phải đánh giá.

Nêu thực tế những phạm nhân được đưa đi lao động là có thái độ tích cực, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề cần đánh giá lâu nay có xảy ra tình trạng gì không để làm cơ sở xem xét.

Giải trình thêm vấn đề mà đại biểu băn khoăn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, dự thảo quy định trại giam có thể phối hợp với các DN, cá nhân, tổ chức trên địa bàn tổ chức lao động cho phạm nhân nhưng phải bảo đảm các quy định về giam giữ, các chế độ chính sách đối với phạm nhân theo quy định và tuân thủ các quy định cụ thể ngay trong luật này.

“Tôi cho rằng các quy định đó cũng rất chặt chẽ. Các đồng chí lo ngại có trốn không, có bảo đảm an ninh trật tự không... thì phải tuân thủ quy định về giam giữ cũng như quy trách nhiệm” – Bộ trưởng Tô Lâm nói.

 

 

 

 

Có nên cho hiến mô, tạng?

Dự thảo Luật bổ sung quy định 9 nhóm quyền của phạm nhân được bảo đảm và 1 nhóm quyền mang tính nguyên tắc: “Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ”.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, đối với người chấp hành án phạt tù, do họ bị hạn chế quyền tự do đi lại, bị cách ly khỏi xã hội nên có một số quyền công dân khác sẽ khó bảo đảm thực hiện được đầy đủ như đối với công dân bình thường đang ở ngoài xã hội. 

Mặt khác, ngoài những quyền cơ bản, thiết yếu nhất (như quyền bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể; quyền bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, thăm gặp gia đình;...) cần phải bảo đảm thực hiện tốt thì một số quyền khác (như quyền kết hôn, quyền sinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng... ) đối với người chấp hành án phạt tù còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đáp ứng của Nhà nước. 

Vì vậy, Uỷ ban Tư pháp cho rằng quy định về quyền của phạm nhân phải có điểm mới để cụ thể hóa Hiến pháp nhưng cũng phải có bước đi phù hợp để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm khả năng đáp ứng của Nhà nước, tránh hình thức. 

Góp ý về vấn đề này, ông Trần Tiến Dũng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp đặt vấn đề Luật về hiến mô, tạng có từ lâu, thực tế có phạm nhân muốn làm một việc gì đó chuộc lại lỗi lầm của mình thì tại sao chúng ta không cho? Tất nhiên, cần giải quyết vướng mắc ở quy định liên quan đến trích xuất khỏi nơi giam giữ.

Cũng bày tỏ quan điểm đồng tình, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng việc hiến mô, tạng mang hiện nay mang nhiều tính chất nhân đạo, thực tế rất nhiều trường hợp cần được hiến. 

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thuý Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, vấn đề này cần nghiên cứu thêm. Bởi, ngoài giải quyết vấn đề trích xuất khỏi nơi giam giữ thì điều kiện chăm sóc sức khoẻ theo luật định sau khi hiến ở trong nhà tù có đảm bảo được không cũng phải được cân nhắc.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, thực hiện quyền lao động của phạm nhân để giáo dục phạm nhân thời gian qua cũng đem lại hiệu quả tích cực. Nhưng tổ chức lao động thế nào thì thực tế đang khó khăn vướng mắc, bởi trong trong nhà tù không gian chật chội, khó khăn dẫn đến thu nhập rất thấp. Do đó, vấn đề dự thảo đề cập cũng cần được nghiên cứu, vấn đề là phải bảo đảm an ninh trật tự và các điều kiện phù hợp.

“Cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến trong phiên thảo luận hôm nay để chỉnh sửa dự thảo, trình Quốc hội xin ý kiến” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói./.

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Thi hành án hình sự bổ sung quy định này nhưng theo cơ quan thẩm tra, điều này dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Chiều nay (13/9), thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Một trong những nội dung mới được quy định trong dự thảo là tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam và phối hợp giữa trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ với doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức trên địa bàn để tổ chức lao động cho phạm nhân.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến trong Uỷ ban này không tán thành quy định nói trên vì cho rằng cần bảo đảm mục đích chính của công tác tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục cải tạo phạm nhân, đồng thời phải bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình quản lý giam giữ và tổ chức lao động. 

Hoạt động lao động của phạm nhân phải được tổ chức trong trại giam hoặc tại khu sản xuất, điểm lao động thuộc khu vực quản lý của trại giam và phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cán bộ trại giam. Do đó, dự thảo Luật cho phép như trên sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự; tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không bảo đảm an ninh, an toàn trong việc quản lý phạm nhân.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Uỷ ban Tư pháp tán thành với dự thảo Luật và cho rằng quy định như dự thảo Luật sẽ tạo ra cơ chế cho các cơ sở giam giữ được tổ chức cho phạm nhân tham gia lao động tại các doanh nghiệp ngoài trại giam trên cơ sở có sự đồng ý của phạm nhân. 

Tuy nhiên, loại ý kiến này cũng cho rằng, quy định trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài cơ sở giam giữ là vấn đề mới, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và sự an toàn trong công tác quản lý phạm nhân, nên cần được nghiên cứu, xem xét thận trọng. 

Phát biểu ý kiến về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban Dân nguyện cũng nhấn mạnh đây là quy định rất mới nên cần làm rõ. Doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở lợi nhuận, còn mục đích cho phạm nhân lao động là cải tạo, rèn luyện thì hai mục đích này được hài hoà thế nào cũng cần phải đánh giá.

Nêu thực tế những phạm nhân được đưa đi lao động là có thái độ tích cực, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề cần đánh giá lâu nay có xảy ra tình trạng gì không để làm cơ sở xem xét.

Giải trình thêm vấn đề mà đại biểu băn khoăn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, dự thảo quy định trại giam có thể phối hợp với các DN, cá nhân, tổ chức trên địa bàn tổ chức lao động cho phạm nhân nhưng phải bảo đảm các quy định về giam giữ, các chế độ chính sách đối với phạm nhân theo quy định và tuân thủ các quy định cụ thể ngay trong luật này.

“Tôi cho rằng các quy định đó cũng rất chặt chẽ. Các đồng chí lo ngại có trốn không, có bảo đảm an ninh trật tự không... thì phải tuân thủ quy định về giam giữ cũng như quy trách nhiệm” – Bộ trưởng Tô Lâm nói.

 

 

 

 

Có nên cho hiến mô, tạng?

Dự thảo Luật bổ sung quy định 9 nhóm quyền của phạm nhân được bảo đảm và 1 nhóm quyền mang tính nguyên tắc: “Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ”.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, đối với người chấp hành án phạt tù, do họ bị hạn chế quyền tự do đi lại, bị cách ly khỏi xã hội nên có một số quyền công dân khác sẽ khó bảo đảm thực hiện được đầy đủ như đối với công dân bình thường đang ở ngoài xã hội. 

Mặt khác, ngoài những quyền cơ bản, thiết yếu nhất (như quyền bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể; quyền bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, thăm gặp gia đình;...) cần phải bảo đảm thực hiện tốt thì một số quyền khác (như quyền kết hôn, quyền sinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng... ) đối với người chấp hành án phạt tù còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đáp ứng của Nhà nước. 

Vì vậy, Uỷ ban Tư pháp cho rằng quy định về quyền của phạm nhân phải có điểm mới để cụ thể hóa Hiến pháp nhưng cũng phải có bước đi phù hợp để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm khả năng đáp ứng của Nhà nước, tránh hình thức. 

Góp ý về vấn đề này, ông Trần Tiến Dũng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp đặt vấn đề Luật về hiến mô, tạng có từ lâu, thực tế có phạm nhân muốn làm một việc gì đó chuộc lại lỗi lầm của mình thì tại sao chúng ta không cho? Tất nhiên, cần giải quyết vướng mắc ở quy định liên quan đến trích xuất khỏi nơi giam giữ.

Cũng bày tỏ quan điểm đồng tình, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng việc hiến mô, tạng mang hiện nay mang nhiều tính chất nhân đạo, thực tế rất nhiều trường hợp cần được hiến. 

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thuý Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, vấn đề này cần nghiên cứu thêm. Bởi, ngoài giải quyết vấn đề trích xuất khỏi nơi giam giữ thì điều kiện chăm sóc sức khoẻ theo luật định sau khi hiến ở trong nhà tù có đảm bảo được không cũng phải được cân nhắc.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, thực hiện quyền lao động của phạm nhân để giáo dục phạm nhân thời gian qua cũng đem lại hiệu quả tích cực. Nhưng tổ chức lao động thế nào thì thực tế đang khó khăn vướng mắc, bởi trong trong nhà tù không gian chật chội, khó khăn dẫn đến thu nhập rất thấp. Do đó, vấn đề dự thảo đề cập cũng cần được nghiên cứu, vấn đề là phải bảo đảm an ninh trật tự và các điều kiện phù hợp.

“Cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến trong phiên thảo luận hôm nay để chỉnh sửa dự thảo, trình Quốc hội xin ý kiến” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên