Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề "nóng" với Chủ tịch nước Trần Đại Quang

VOV.VN - Nếu Luật có quy đinh về định chế kiểm soát tài sản thì khi có thông tin chúng ta sẽ biết là quan chức này có bao nhiêu nhà, đất, tài sản thu nhập.

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều 13/10, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu Quốc hội TP HCM đã tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4, TP HCM.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM thông báo về những nội dung sẽ được bàn thảo tại kỳ họp thứ 4. Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 5 dự án Luật; xem xét, cho ý kiến về 9 dự án Luật và bàn về các vấn đề kinh tế-xã hội, giám sát các vấn đề quan trọng khác.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời ý kiến cử tri tại buổi tiếp xúc

Góp ý về việc xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng, cử tri Hoàng Thị Lợi, quận 1 cho rằng, cần có định chế về kiểm soát tài sản của các quan chức cấp cao, bởi theo luật quy định Mặt trận Tổ quốc và mọi người dân giám sát. Tuy nhiên, nếu người dân muốn giám sát qua kê khai tài sản cũng không biết giám sát gì vì cán bộ, lãnh đạo kê khai tài sản thì chỉ ở đơn vị đó biết, còn Mặt trận Tổ quốc không biết được nên rất khó giám sát.

"Nếu trong Luật có quy đinh về định chế kiểm soát tài sản thì khi có thông tin chúng ta sẽ biết là quan chức này có bao nhiêu nhà, đất, tài sản thu nhập một năm bao nhiêu. Khi có tài sản nổi trội thì mặt trận giám sát rất dễ, người dân có thể giúp Chính phủ phát hiện tham nhũng. Nếu như bây giờ thì khó phát hiện tham nhũng” - cử tri Hoàng Thị Lợi nêu ý kiến.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và 4

Cử tri Lê Thành Tùng, quận 3 cho rằng, Đảng kêu gọi giảm biên chế nhưng con số cán bộ ngày càng tăng, vì vậy việc tinh gọn bộ máy là điều cấp thiết. Ở một số đơn vị, địa phương cán bộ thì đông, nhân viên thì ít dẫn đến công việc không đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, theo cử tri, việc tổ chức thí điểm hợp nhất chức danh cán bộ trong thời điểm hiện nay là cần thiết và cần phải tổ chức thí điểm ở các cấp, các ngành... Trên cơ sở đó, nơi nào làm được sẽ tổ chức rút kinh nghiệm.

“Về việc tinh giảm bộ máy, tôi đề nghị đã nêu ra cần thực hiện được, chứ nêu ra không làm thì quần chúng không tin đâu. Tôi đề nghị các đồng chí đứng đầu ngành, bộ, tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, phường… phải gương mẫu trước tiên và phải làm trước. Thứ hai, nếu nơi nào không làm được thì các đồng chí phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân”, cử tri Thanh Tùng nói.

Cử tri Dương Thị Mỹ Dung, quận 4 cho rằng, đầu tư theo hình thức BOT giao thông là chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước và người được dân hưởng lợi lớn. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc thực hiện các dự án BOT không minh bạch, làm méo mó chủ trương của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân; đồng thời gây mất an ninh trật tự ở các địa phương.

Cư tri này cho rằng, những bức xúc của người dân là có cơ sở vì làm đường để phát triển kinh tế xã hội, chứ không phải làm đường để phục vụ các doanh nghiệp kiếm lợi một cách thái quá và nhập nhằng về thời gian thu phí.

"Phải xem xét trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải cơ quan tham mưu chính cho Chính phủ trong thực hiện các dự án. Việc quản lý nhà nước như thế nào; các ngành chức năng phải nhanh chóng giải quyết việc này và tuyên truyền kịp thời cho người dân để tránh các hành động quá khích, nhất là cho các tài xế” - cử tri Dương Thị Mỹ Dũng nêu ý kiến.

Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết của cử tri, thay mặt tổ đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, ông và các đại biểu Quốc hội trong tổ sẽ nghiêm túc tiếp thu để phản ánh tới Quốc hội. Những kiến nghị về vấn đề bức xúc của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo thành phố và các cơ quan, đơn vị có mặt khẩn trương xem xét và trả lời một cách thỏa đáng cho cử tri.

Trả lời ý kiến cử tri về xậy dựng Luật Phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý.

Về quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, Chủ tịch nước cho biết, Dự thảo đã quy định việc quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập một cách tập trung. Theo đó cơ quan, đơn vị quản lý tập trung bản kê khai là cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền.

Cơ quan, đơn vị này có địa vị pháp lý “độc lập tương đối” với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai. Phương án này giúp cho việc theo dõi, giám sát và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai hiệu quả hơn, qua đó kịp thời xác minh để phát hiện, xử lý tham nhũng.

Trả lời cử tri về việc đổi mới mô hình tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, Chủ tịch nước cho biết tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; đổi mới, sắp xếp chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo, trùng lắp; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Chủ tịch nước cho rằng, việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kết quả còn thấp; tỷ lệ người phục vụ ở khối văn phòng cao; số lãnh đạo cấp phó còn nhiều…

“Chúng ta phải sửa đổi, bổ sung một số quy định cần thiết liên quan đến tổ chức bộ máy và cơ bản hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp các đầu mối bên trong của từng tổ chức. Ví dụ ở một Bộ thì giảm Tổng cục đi và trong Tổng cục thì giảm các cục đi làm sao cho thật tinh gọn. Ở các địa phương cũng thế vì không phải tỉnh nào cũng giống nhau mà chúng ta phải sắp xếp theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương theo hướng giảm đầu mối, giảm cấp phó. Thực hiện thí điểm và sơ kết, tổng kết một số mô hình mới về tổ chức bộ máy để tinh gọn đầu mối. Ví dụ như việc nhất thể hóa một số chức danh ở cấp huyện, cấp xã" - Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết.

Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Chủ tịch nước cho biết, tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp,  xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Số tài sản của Nhà nước, của tập thể bị tham nhũng, thất thoát ngày càng lớn, có vụ hàng nghìn tỷ đồng, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, Nhà nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, thời gian tới, chúng ta cần tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp; các vụ việc liên quan đến tham nhũng. Đồng thời thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hoạt động thanh tra trong thực thi công vụ, nhất là công tác cán bộ, kỷ luật hành chính. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm, công khai vi phạm; nâng cao hiệu quả thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Trả lời ý kiến cử tri về các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Chủ tịch nước nêu rõ, thời gian qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia đã được đầu tư, nâng cấp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của nước ta, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tiên chưa hợp lý. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế còn sai sót và chưa chặt chẽ làm tăng giá trị dự toán công trình. Các quy định của pháp luật và và thực tế triển khai về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, chúng ta phải tiến hành nhiều giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật và khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, cần tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung, hình thức hợp đồng BOT nói riêng thời gian qua để đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu. Riêng các dự án đã phát hiện phát hiện vị phạm cần triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri tin tưởng Trung ương tiếp tục xử lý quyết liệt cán bộ vi phạm
Cử tri tin tưởng Trung ương tiếp tục xử lý quyết liệt cán bộ vi phạm

VOV.VN - Nhiều vụ việc, nhiều trường hợp cán bộ cấp cao bị phanh phui vi phạm đã cho thấy sự quyết liệt của Trung ương.  

Cử tri tin tưởng Trung ương tiếp tục xử lý quyết liệt cán bộ vi phạm

Cử tri tin tưởng Trung ương tiếp tục xử lý quyết liệt cán bộ vi phạm

VOV.VN - Nhiều vụ việc, nhiều trường hợp cán bộ cấp cao bị phanh phui vi phạm đã cho thấy sự quyết liệt của Trung ương.  

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ

VOV.VN -Trả lời câu hỏi của cử tri, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, không có khu vực an toàn nào cho cán bộ tham nhũng. 

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ

VOV.VN -Trả lời câu hỏi của cử tri, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, không có khu vực an toàn nào cho cán bộ tham nhũng. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Tĩnh
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Tĩnh

VOV.VN - Trong 2 ngày 30/9 và 1/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp xúc cử tri 2 huyện Hương Sơn, Nghi Xuân trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Tĩnh

VOV.VN - Trong 2 ngày 30/9 và 1/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp xúc cử tri 2 huyện Hương Sơn, Nghi Xuân trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Tổng Bí thư sẽ tiếp xúc cử tri Hà Nội ngay sau Hội nghị Trung ương 6
Tổng Bí thư sẽ tiếp xúc cử tri Hà Nội ngay sau Hội nghị Trung ương 6

VOV.VN - Dự kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 sẽ tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm vào ngày 12/10.

Tổng Bí thư sẽ tiếp xúc cử tri Hà Nội ngay sau Hội nghị Trung ương 6

Tổng Bí thư sẽ tiếp xúc cử tri Hà Nội ngay sau Hội nghị Trung ương 6

VOV.VN - Dự kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 sẽ tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm vào ngày 12/10.

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Ninh Kiều, Cần Thơ
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Ninh Kiều, Cần Thơ

VOV.VN - Đa số cử tri ở phường Hưng Lợi đều cho rằng, công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta đang tạo niềm tin cho người dân.

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Ninh Kiều, Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Ninh Kiều, Cần Thơ

VOV.VN - Đa số cử tri ở phường Hưng Lợi đều cho rằng, công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta đang tạo niềm tin cho người dân.

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri phường Phú Thứ (Cần Thơ)
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri phường Phú Thứ (Cần Thơ)

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội: Không chỉ Nhà nước mà toàn dân chúng ta cũng cần ủng hộ và tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng và Nhà nước phát động.

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri phường Phú Thứ (Cần Thơ)

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri phường Phú Thứ (Cần Thơ)

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội: Không chỉ Nhà nước mà toàn dân chúng ta cũng cần ủng hộ và tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng và Nhà nước phát động.

Ông Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Ông Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

VOV.VN - Ông Phạm Minh Chính ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, khẳng định sẽ gửi đến Quốc hội quan tâm giải quyết trong thời gian tới. 

Ông Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

VOV.VN - Ông Phạm Minh Chính ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, khẳng định sẽ gửi đến Quốc hội quan tâm giải quyết trong thời gian tới.