Đại biểu Quốc hội: Dự án hàng nghìn tỷ "đắp chiếu" thì tiền đi đâu?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: “Dự án hàng nghìn tỷ khi đầu tư thì đúng quy trình nhưng nguyên nhân “đắp chiếu” lại giải thích rất đơn giản. Tài sản thu hồi kém thì hàng ngàn tỷ đi đâu, ai nhận nó..."

Đại biểu Quốc nhấn mạnh vấn đề minh bạch trong kê khai tài sản khi thảo luận tại Hội trường về báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016.

Chính phủ đã nhìn thẳng vào sự thật

Theo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Hoà Bình, dư luận vui mừng và phấn khởi khi thông tin đầu tháng 10 vừa qua, Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo hết năm 2016 và quý I/2017 chỉ đạo đưa 6 vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng ra xét xử, thể hiện quyết tâm cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Hoà Bình

Dẫn báo cáo cho thấy tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh bày tỏ, công tác, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng là vô cùng khó khăn nhưng không sớm đẩy lùi thì thực sự là nguy cơ vì “lòng dân không yên”, làm kiệt quệ tài nguyên quốc gia, làm tha hoá cán bộ.

“Dự án hàng nghìn tỷ khi đầu tư thì đúng quy trình nhưng nguyên nhân “đắp chiếu” lại giải thích rất đơn giản. Tài sản thu hồi kém thì hàng ngàn tỷ đi đâu, ai nhận nó... vẫn chờ câu trả lời. Không biết tiền đi đâu thì làm sao thu được, làm sao diệt tham nhũng tận gốc?” – ông Nguyễn Tiến Sinh đặt vấn đề.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Hoà Bình đánh giá cao việc Chính phủ nhìn nhận nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bởi điều đó cho thấy quyết tâm Chính phủ nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp. 

Nhằm khắc phục tình trạng trên, ông Sinh nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật nghiêm minh. “Cán bộ công chức có tài sản phải chứng minh sự trong sạch của tài sản, không thể giải thích cô em, bà chị cho là được; không coi đó là quyền bí mật cá nhân đời tư” – vị đại biểu này kiến nghị và cho biết nhiều nước đều quy định công chức, viên chức dù đang công tác hay về hưu phải giải thích được nguồn gốc của tài sản, nếu không giải thích được thì coi đó là tài sản bất minh.

Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình cũng nhấn mạnh cải cách thủ tục hành chính, chú trọng công tác quản lý cán bộ, ngân sách, đầu tư công, tài sản công... bởi đây là "mảnh đất màu mỡ" nảy sinh tham nhũng cao.

Về phát huy vai trò của nhân dân, ông Sinh khẳng định, cuộc chiến không thể thành công nếu không có sự tham gia của nhân dân, không huy động được sức mạnh từ nhân dân.

“Nguyên nhân được chỉ ra là vai trò giám sát của nhân dân chưa mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta thực sự có cơ chế để nhân dân tham gia giám sát chưa?” – ông Sinh đặt vấn đề và cho rằng phải có cơ chế bảo vệ người đấu tranh phòng chống tham nhũng.

“Ta hay đồng đội tham nhũng cũng phải xử lý cứng rắn”

Bày tỏ cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ và thống nhất với báo cáo thẩm tra, đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hoá) cho rằng, năm 2016, công tác phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả, nhất là cải cách thủ tục hành chính, thông tin công khai minh bạch hơn, một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước được phát hiện và xử lý.

“Cử tri và nhân dân đánh giá cao quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành trong việc tập trung PCTN trong thời gian vừa qua” – đại biểu Mai Sỹ Diến nói.

Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng nhấn mạnh rằng, cử tri và nhân dân bức xúc trước tình trạng tham nhũng. Theo ông, vì cứ vụ án sau mức độ tham nhũng lớn hơn, thủ đoạn tinh vi hơn, tính tổ chức, nhiều người tham gia vi phạm nhiều hơn.

“Quyết tâm chính trị đã có, nhân dân đồng tình ủng hộ, bộ máy cán bộ đầy đủ nhưng khâu PCTN có cái gì đó chưa ổn, nhất là khâu tổ chức thực hiện” – đại biểu Diến bày tỏ và dẫn chứng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức và chưa hiệu quả, tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu; thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ thấp...

Đề cập nguyên nhân, ông Mai Sỹ Diến cho rằng người tham nhũng là cán bộ có chức có quyền, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, tính nghiêm minh trong xử lý chưa cao; cán bộ, đảng viên, nhân dân còn thiếu niềm tin vào công tác ở một số cơ quan chức năng của địa phương.

“Tại kỳ họp này, cử tri gửi tới tâm tư là đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, có những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn” – ông Mai Sỹ Diến cho biết và nhấn mạnh “tham nhũng chính từ ta, từ đồng chí, đồng đội của ta nhưng một khi ta hay đồng đội tham nhũng thì pháp luật và tổ chức phải xử lý cứng rắn”.

Vị đại biểu này cũng kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo hành lang pháp lý công khai, kiểm soát quyền lực, loại bỏ cơ chế xin – cho, nhất là ở lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, tài nguyên, khoáng sản, công tác tổ chức cán bộ... để khắc phục, ngăn chặn tham nhũng trong quá trình thực thi công vụ, thực hiện quyền lực do Đảng, Nhà nước giao cho tổ chức, cán bộ phụ trách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực (!)
Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực (!)

Tính từ đầu năm 2007 đến hết tháng 6/2016, TPHCM chỉ xảy ra 1 trường hợp xác minh việc kê khai tài sản và kết luận kê khai không trung thực. 

Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực (!)

Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực (!)

Tính từ đầu năm 2007 đến hết tháng 6/2016, TPHCM chỉ xảy ra 1 trường hợp xác minh việc kê khai tài sản và kết luận kê khai không trung thực. 

Ông chú đảng viên và chuyện kê khai tài sản riêng
Ông chú đảng viên và chuyện kê khai tài sản riêng

VOV.VN - Là đảng viên kỳ cựu, chú tôi luôn một lòng cống hiến cho Nhà nước, không tơ hào của công, chỉ chuyên tâm vào việc viết thơ, viết văn...

Ông chú đảng viên và chuyện kê khai tài sản riêng

Ông chú đảng viên và chuyện kê khai tài sản riêng

VOV.VN - Là đảng viên kỳ cựu, chú tôi luôn một lòng cống hiến cho Nhà nước, không tơ hào của công, chỉ chuyên tâm vào việc viết thơ, viết văn...

“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“
“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“

VOV.VN - Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, vụ Giang Kim Đạt là điển hình về tham nhũng, rửa tiền…"

“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“

“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“

VOV.VN - Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, vụ Giang Kim Đạt là điển hình về tham nhũng, rửa tiền…"

“Người thân bổ nhiệm lẫn nhau thì phải có quy định để xử lý“
“Người thân bổ nhiệm lẫn nhau thì phải có quy định để xử lý“

VOV.VN - Nhấn mạnh cần nghiên cứu thấu đáo để tránh cực đoan, tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cho rằng cần có quy định xử lý việc người thân bổ nhiệm lẫn nhau.

“Người thân bổ nhiệm lẫn nhau thì phải có quy định để xử lý“

“Người thân bổ nhiệm lẫn nhau thì phải có quy định để xử lý“

VOV.VN - Nhấn mạnh cần nghiên cứu thấu đáo để tránh cực đoan, tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cho rằng cần có quy định xử lý việc người thân bổ nhiệm lẫn nhau.

Thiếu cơ chế kiểm soát, cán bộ kê khai tài sản vẫn chỉ để...cho đẹp
Thiếu cơ chế kiểm soát, cán bộ kê khai tài sản vẫn chỉ để...cho đẹp

VOV.VN - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIII, chúng ta có kê khai nhưng lại thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả.

Thiếu cơ chế kiểm soát, cán bộ kê khai tài sản vẫn chỉ để...cho đẹp

Thiếu cơ chế kiểm soát, cán bộ kê khai tài sản vẫn chỉ để...cho đẹp

VOV.VN - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIII, chúng ta có kê khai nhưng lại thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả.

Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?
Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, việc kê khai tài sản của người ứng cử ĐBQH hiện nay đang theo kiểu thích bao nhiêu thì khai, chứ không có xác nhận nào cả

Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?

Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, việc kê khai tài sản của người ứng cử ĐBQH hiện nay đang theo kiểu thích bao nhiêu thì khai, chứ không có xác nhận nào cả

Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân
Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân

VOV.VN - Ông Đặng Ngọc Tùng: Tuy việc kê khai tài sản chưa bắt buộc phải xác nhận nhưng thể hiện sự trung thực của đại biểu Quốc hội

Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân

Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân

VOV.VN - Ông Đặng Ngọc Tùng: Tuy việc kê khai tài sản chưa bắt buộc phải xác nhận nhưng thể hiện sự trung thực của đại biểu Quốc hội

Tổng Bí thư: Kiên quyết thực hiện cho được việc phòng chống tham nhũng
Tổng Bí thư: Kiên quyết thực hiện cho được việc phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Tổng Bí thư: Phòng, chống tham nhũng dù đã đạt kết quả bước đầu nhưng chưa như mong muốn vì rất khó khăn, phức tạp. Do đó cần kiên quyết, kiên trì thực hiện cho được

Tổng Bí thư: Kiên quyết thực hiện cho được việc phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư: Kiên quyết thực hiện cho được việc phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Tổng Bí thư: Phòng, chống tham nhũng dù đã đạt kết quả bước đầu nhưng chưa như mong muốn vì rất khó khăn, phức tạp. Do đó cần kiên quyết, kiên trì thực hiện cho được

Luật chưa cấm nên “cả họ làm quan” vẫn đúng quy trình
Luật chưa cấm nên “cả họ làm quan” vẫn đúng quy trình

VOV.VN - Bà Lê Thị Nga cho biết cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình.

Luật chưa cấm nên “cả họ làm quan” vẫn đúng quy trình

Luật chưa cấm nên “cả họ làm quan” vẫn đúng quy trình

VOV.VN - Bà Lê Thị Nga cho biết cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình.