Dự án Luật Giáo dục đại học: Tự chủ để các trường bứt phá

VOV.VN - Nội dung quy định về tự chủ đại học trong dự án Luật Giáo dục đại học được nhiều đại biểu đánh giá là điểm mở, tạo cơ hội cho các trường bứt phá.

Trước phiên thảo luận của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ diễn ra vào sáng nay (6/11), các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án luật có nhiều nội dung cần lưu ý.

Nội dung quy định về tự chủ đại học trong dự án luật được nhiều đại biểu đánh giá là điểm mở, tạo cơ hội cho các trường bứt phá, nâng cao cơ sở vật chất cho giảng dạy, nghiên cứu.

Đại biểu Hồ Thanh Bình (đoàn An Giang) cho rằng, đây là xu thế tất yếu mà các trường đại học trên thế giới đã áp dụng nhiều năm nay. Do vậy các trường đại học trong nước cũng cần thực hiện theo xu hướng này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo.

Đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang. (Ảnh: Quochoi.vn)

"Nhà nước cần quan tâm chung trên tinh thần tạo ra được động lực để phát triển. Dần dần tập cho các trường, tạo cho các trường năng lực tự chủ. Về mặt nguyên lý để phát triển thì sự cạnh tranh là một trong những động lực cơ bản nhất cho tất cả các phát triển. Đây là một xu hướng, dù khó khăn ngay từ đầu, các trường cũng rất e dè, nhưng tôi nghĩ các trường sẽ ủng hộ và đây là hướng tạo ra năng lực thực sự cho các trường đại học, cho quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học" - đại biểu Hồ Thanh Bình cho biết.

Theo đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương), cần có quy định rõ trong luật để đảm bảo tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí cho các trường đại học. Theo đó, làm rõ việc cấp kinh phí cho nhiệm vụ gì và theo lộ trình nào? Các trường Đại học tự chủ như thế nào để hướng tới mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra lực lượng lao động tri thức đáp ứng yêu cầu thực tế của nền kinh tế - xã hội.

"Nhà nước tham gia một phần ngân sách, còn một phần nữa anh phải tự hoạt động để tạo ra thêm và cộng lại giữa Nhà nước và xã hội hóa này sẽ tạo ra nguồn kinh phí dồi dào để có thể giải quyết được những vấn đề yêu cầu đơn vị đó đặt ra. Giữa các trường sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau để trở thành trường có đông học sinh, sinh viên ra trường được, thị trường lao động tiếp nhận" - đại biểu Vũ Trọng Kim nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) quan tâm đến vấn đề thiết kế mô hình tổ chức của trường đại học, đặc biệt là đại học tư thục. Trong dự thảo luật quy định tại điều 16a về quyền hạn nhà đầu tư, cũng như cách thức thiết kế có đưa ra 2 phương án. Một là các nhà đầu tư có quyền thành lập tổ chức kinh tế, sau đó thì thành lập cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời có thể chấp nhận cách thứ 2 là nhà đầu tư có thể trực tiếp thành lập các cơ sở giáo dục đại học mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển nêu ý kiến: "Nếu nhà đầu tư trực tiếp thành lập các cơ sở giáo dục đại học mà không thành lập các tổ chức kinh tế sẽ dẫn đến việc có sự lẫn lộn giữa các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục với các quy định của Luật Doanh nghiệp. Điều này giao cho các cơ sở giáo dục tự làm thì không đảm bảo tính minh bạch. Bởi lẽ thiết kế của luật Doanh nghiệp rất rõ là chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị cũng khác với chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc cũng khác với chức năng hiệu trưởng"./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH tán thành quy định Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân
ĐBQH tán thành quy định Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân

VOV.VN - Quy định “CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân” là kế thừa Pháp lệnh lực lượng CSBVN năm 1998 và năm 2008.

ĐBQH tán thành quy định Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân

ĐBQH tán thành quy định Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân

VOV.VN - Quy định “CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân” là kế thừa Pháp lệnh lực lượng CSBVN năm 1998 và năm 2008.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Chờ đợi người dân nói mình làm được đến đâu"
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Chờ đợi người dân nói mình làm được đến đâu"

VOV.VN - "Chỉ khi nào kết quả được người dân cảm nhận được thì khi đó công việc của mình mới hoàn thành".

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Chờ đợi người dân nói mình làm được đến đâu"

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Chờ đợi người dân nói mình làm được đến đâu"

VOV.VN - "Chỉ khi nào kết quả được người dân cảm nhận được thì khi đó công việc của mình mới hoàn thành".

“Công đoàn phải khắc phục tư duy nặng về hiếu, hỉ khi vào CPTTP”
“Công đoàn phải khắc phục tư duy nặng về hiếu, hỉ khi vào CPTTP”

VOV.VN - “Phải khắc phục bệnh hành chính, tư duy cũ nặng về hiếu, hỉ, phải hướng tới đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động”

“Công đoàn phải khắc phục tư duy nặng về hiếu, hỉ khi vào CPTTP”

“Công đoàn phải khắc phục tư duy nặng về hiếu, hỉ khi vào CPTTP”

VOV.VN - “Phải khắc phục bệnh hành chính, tư duy cũ nặng về hiếu, hỉ, phải hướng tới đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động”

Tuần làm việc thứ 2: Nhiều cái "nóng" vào nghị trường Quốc hội
Tuần làm việc thứ 2: Nhiều cái "nóng" vào nghị trường Quốc hội

VOV.VN - Có thể nói, một bức tranh toàn cảnh của xã hội được tái hiện rất sinh động trong các phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội tuần qua.

Tuần làm việc thứ 2: Nhiều cái "nóng" vào nghị trường Quốc hội

Tuần làm việc thứ 2: Nhiều cái "nóng" vào nghị trường Quốc hội

VOV.VN - Có thể nói, một bức tranh toàn cảnh của xã hội được tái hiện rất sinh động trong các phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội tuần qua.

Bộ trưởng Tô Lâm: Người nước ngoài còn “thận trọng” với thị thực điện tử
Bộ trưởng Tô Lâm: Người nước ngoài còn “thận trọng” với thị thực điện tử

VOV.VN - Bộ trưởng Tô Lâm: "Chính sách mang tính thí điểm nên người nước ngoài còn thận trọng và thiên về sử dụng thị thực theo kiểu truyền thống".

Bộ trưởng Tô Lâm: Người nước ngoài còn “thận trọng” với thị thực điện tử

Bộ trưởng Tô Lâm: Người nước ngoài còn “thận trọng” với thị thực điện tử

VOV.VN - Bộ trưởng Tô Lâm: "Chính sách mang tính thí điểm nên người nước ngoài còn thận trọng và thiên về sử dụng thị thực theo kiểu truyền thống".

Đề nghị ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đính chính trước Quốc hội
Đề nghị ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đính chính trước Quốc hội

Đây là đề nghị của ĐBQH Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bên lề kỳ họp thứ 6.

Đề nghị ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đính chính trước Quốc hội

Đề nghị ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đính chính trước Quốc hội

Đây là đề nghị của ĐBQH Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bên lề kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi - Chu Văn An
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi - Chu Văn An

VOV.VN - Trường Bưởi-Chu Văn An là nơi đào tạo ra hàng trăm ngàn học sinh ưu tú, trở thành các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân... thành đạt.

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi - Chu Văn An

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi - Chu Văn An

VOV.VN - Trường Bưởi-Chu Văn An là nơi đào tạo ra hàng trăm ngàn học sinh ưu tú, trở thành các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân... thành đạt.