Hơn 1,8 triệu học sinh đang học trực tuyến "chay"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, thực tế thiếu thiết bị học trực tuyến còn cấp bách hơn việc các cháu học được gì qua đợt học trực tuyến....

Trả lời chất vấn của đại biểu tại Hội trường sáng 11/11 về chất lượng học tập một tỷ lệ khá cao học sinh có hoàn cảnh khó khăn không thể tham gia học trực tuyến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc chuyển sang dạy học trực tuyến không phải chỉ có việc của riêng Việt Nam mà là của cả thế giới.

Theo Bộ trưởng, đối với Việt Nam, dù có kinh nghiệm trong các đợt dịch trước việc học này cũng chưa từng có trong tiền lệ. Việc học trực tuyến toàn thời gian kể cả ở nhiều nước phát triển cũng không tránh khỏi những thách thức. 

Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến chuyển đổi số, đến phát triển hạ tầng công nghệ nhưng thực tế còn nhiều khó khăn. Theo thống kê, hiện vẫn còn trên 1,8 triệu học sinh hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. Có gia đình hai, ba anh chị em mới có một cái điện thoại để học. Bộ trưởng mong mong các địa phương chia sẻ, quan tâm bởi không có thiết bị trong tay, các em đang dần dần phải bỏ học.

Theo Bộ trưởng, thực tế này còn cấp bách hơn trước khi đánh giá xem các cháu học được gì qua đợt học trực tuyến vừa qua. Để đánh giá được chất lượng học trực tuyến, ngành Giáo dục thường xuyên theo dõi xem các đơn vị dạy đến đâu, dạy như thế nào, tương tác ra sao, khó khăn như thế nào? Bộ cũng tổ chức hỗ trợ về trang thiết bị máy tính và các thiết bị học tập. Toàn ngành thời gian vừa qua đã huy động hỗ trợ được trên 14 vạn thiết bị, và trong tháng 11, khoảng trên 5 vạn máy tính sẽ được phân phối.

Thế nhưng để đánh giá được kết quả, mức độ đạt được của dạy học trực tuyến đầy đủ cần một cuộc điều tra và khảo sát khi các em quay lại trường. Nhưng chắc chắn việc học trực tuyến có những thách thức và có ảnh hưởng đến chất lượng. 

Trong Công văn 4808, Bộ đã hướng dẫn các đơn vị bổ sung, củng cố kiến thức khi học sinh quay lại trường. Bộ yêu cầu nhà trường không được đánh giá ngay kiến thức mà việc đầu tiên phải là giúp các em làm quen với môi trường trường học, học cách tự phòng chống dịch cho bản thân, lấy lại tinh thần, tâm lý thư thái.

Bộ trưởng cho rằng, việc củng cố chất lượng khi học sinh quay trở lại trường sẽ căn cứ vào các nội dung chương trình cốt lõi. Tinh thần là khi học sinh đã quay trở lại trường học trực tiếp cũng không bỏ các bài giảng trên truyền hình và công cụ dạy học trực tuyến đã có, tránh tình trạng cực đoan đến lớp rồi thì bỏ hết thì công cụ hỗ trợ. Và khi học sinh quay lại trường học, giáo viên có trách nhiệm đánh giá xem các em trong lớp trình độ đến đâu để phân ra các nhóm bởi có em thiết bị tốt, bố mẹ kèm tốt sẽ chắc kiến thức hơn những em thiết bị phập phù, bố mẹ bận rộn quá.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) băn khoăn với việc dạy và học trực tuyến do đại dịch Covid-19, liệu việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên có nhiều khó khăn, thậm chí có biểu hiện xem nhẹ?. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận việc dạy học trực tuyến trong thời gian vừa qua cũng tác động ảnh hưởng đến việc trang bị các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mà chỉ được hình thành thông qua các tương tác trực trực tiếp, trực quan và tiếp xúc. Ngành giáo dục nhận thấy đây là một điểm mà dạy học trực tuyến chưa thể và khó có thể thay thế được cho dạy học trực tiếp.

Theo Bộ trưởng, trong thời gian nếu như học sinh quay trở lại được trường, một trong những việc cần đặc biệt phải tăng cường là trang bị các cái kỹ năng mềm. Đương nhiên, cần một cái sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc hỗ trợ trang bị các kỹ năng. Nếu dịch kéo dài và tiếp tục phải dạy học trực tuyến thì việc đầu tiên cần phải củng cố, tăng cường là hạ tầng về công nghệ thông tin, về trang thiết bị. Các bài giảng trên truyền hình sẽ cần phải được tiếp tục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng GD-ĐT: Có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt đại học
Bộ trưởng GD-ĐT: Có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt đại học

VOV.VN - Ngoài việc các thí sinh trượt vì chỉ đăng ký 1 nguyện vọng, còn có nguyên nhân khác là các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển...

Bộ trưởng GD-ĐT: Có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt đại học

Bộ trưởng GD-ĐT: Có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt đại học

VOV.VN - Ngoài việc các thí sinh trượt vì chỉ đăng ký 1 nguyện vọng, còn có nguyên nhân khác là các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển...

“SGK đúng sai thì trách nhiệm thuộc về Hội đồng thẩm định Quốc gia”
“SGK đúng sai thì trách nhiệm thuộc về Hội đồng thẩm định Quốc gia”

VOV.VN - Sáng 11/11, các ĐBQH đã đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn về nội dung liên quan đến sách giáo khoa (SGK).

“SGK đúng sai thì trách nhiệm thuộc về Hội đồng thẩm định Quốc gia”

“SGK đúng sai thì trách nhiệm thuộc về Hội đồng thẩm định Quốc gia”

VOV.VN - Sáng 11/11, các ĐBQH đã đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn về nội dung liên quan đến sách giáo khoa (SGK).

“Dạy trên truyền hình cho học sinh lớp 1 được đông đảo phụ huynh ủng hộ”
“Dạy trên truyền hình cho học sinh lớp 1 được đông đảo phụ huynh ủng hộ”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Đối với học sinh lớp 1 thì dạy trên truyền hình là một lựa chọn được đông đảo phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ.

“Dạy trên truyền hình cho học sinh lớp 1 được đông đảo phụ huynh ủng hộ”

“Dạy trên truyền hình cho học sinh lớp 1 được đông đảo phụ huynh ủng hộ”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Đối với học sinh lớp 1 thì dạy trên truyền hình là một lựa chọn được đông đảo phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Phải chấm dứt dạy "văn mẫu" và học thêm, dạy thêm
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Phải chấm dứt dạy "văn mẫu" và học thêm, dạy thêm

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng dạy và học theo văn mẫu ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, tình cảm chân thành của học sinh.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Phải chấm dứt dạy "văn mẫu" và học thêm, dạy thêm

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Phải chấm dứt dạy "văn mẫu" và học thêm, dạy thêm

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng dạy và học theo văn mẫu ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, tình cảm chân thành của học sinh.