Lãng phí, không hiệu quả ở nhiều mục tiêu quốc gia

VOV.VN -Cần cắt giảm một số chương trình để tập trung cho các nội dung thực sự có ý nghĩa nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội khi nói về tình hình quản lý ngân sách những năm qua, đặc biệt là năm 2013.

Chỉ tìm cách để giải ngân

Theo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách, một số mục tiêu/chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch đề ra, nguồn lực huy động thấp, tính bền vững chưa cao. Năm 2014, theo dự kiến, ngân sách dành cho CTMTQG sẽ tiếp tục khó khăn, do đó theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, cần rà soát, sắp xếp lại các mục tiêu, chỉ tiêu, tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời lồng ghép chính sách để bảo đảm hiệu quả đối với CTMTQG.

Nhiều ý kiến nhất trí với phương án giảm chi của Chính phủ và đề nghị bảo đảm nguyên tắc phân bổ kinh phí tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, với yêu cầu giữ danh mục 16 CTMTQG nhưng thu gọn mục tiêu, giảm chi sự nghiệp. Một số ý kiến đề nghị ưu tiên cho các lĩnh vực trọng tâm như: xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, lao động và việc làm, một số chương trình có cam kết quốc tế như chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được nhiều đại biểu Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện (ảnh nongthonmoi)

Tiêu biểu cho luồng ý kiến này, Đại biểu Lê Phước Thanh (đoàn Quảng Nam) cho rằng: Những năm trước chúng ta có nhiều CTMTQG nhưng nay cắt giảm chỉ còn 16. Vấn đề mấu chốt hiện nay là giảm bớt để hoàn thành sớm hơn, chứ cứ dàn trải mãi thì không thể phát huy được. “Đề nghị nên có sự ưu tiên, tập trung vào các chương trình: Giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế biển” – ông Lê Phước Thanh nói.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Quyết Tâm (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thiết phải thu hẹp các chương trình mục tiêu quốc gia. Một số chương trình không nhất thiết đưa vào mà giao trực tiếp cho địa phương.

Tuy nhiên, đại biểu Quyết Tâm phân vân vì đã đề ra chương trình mục tiêu  rồi mà cắt cũng là gây lãng phí. Vì thế, phải tính toán lại cách đầu tư. Chương trình không hiệu quả là do cách điều hành của chúng ta. Cần xem xét lại có cần thiết phân bổ chương trình cho các bộ, ngành không hay giao trực tiếp cho địa phương.

Cũng theo đại biểu Quyết Tâm, cần cương quyết thu hẹp dự án thành phần chi cho công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, chi sự nghiệp… Cắt giảm một số chương trình mục tiêu để tập trung cho những chương trình thực sự cần thiết. Bởi thực tế đã có chuyện phải phân bổ đều, khi phân bổ thì địa phương phải có vốn đối ứng. Địa phương khó khăn không có thì giậm chân tại chỗ, vốn nằm im đấy. Hoặc vốn quá ít không thể làm được gì. Ví dụ, đưa về địa phương vài trăm triệu để ứng phó biến đổi khí hậu. Số tiền ít quá không biết làm gì nhưng địa phương cũng vẫn phải nghĩ ra việc để giải ngân.

Dẫn chứng về sự lãng phí trong các CTMTQG, đại biểu Quyết Tâm nói: “Chương trình nào cũng có bồi dưỡng, tuyên truyền. Gần cuối năm thì tập trung hội thảo, tập huấn… để giải ngân. Chương trình nào cũng in tài liệu số lượng lớn, đẹp, còn mới toanh mà bán giấy vụn. Chuyện xây dựng nhà vệ sinh mấy trăm triệu cũng là cách để tiêu tiền cho hết”.

Nói về việc triển khai các chương trình mục tiêu này, đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn TP HCM) cho rằng: Thực chất là chỉ có hội họp, rồi tập huấn vội vàng và in ấn tài liệu rồi không ai đọc.

“Tôi đồng ý với việc thu hẹp các chương trình mục tiêu quốc gia, cái gì đáng làm thì làm.  Ngoài ra, cần giảm 50%, thậm chí giảm mạnh hơn nữa chi cho họp hành. Cắt giảm càng nhiều càng tốt và phải bằng chỉ tiêu cụ thể” – đại biểu Đương nói.

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS đồng ý với đề nghị của Chính phủ bố trí 15.000 tỷ đồng trong 3 năm 2014 - 2016 cho Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới và cho rằng, do nguồn vốn bố trí từ ngân sách tập trung không đảm bảo nên đây là nhiệm vụ mới của Chương trình TPCP và do hiệu ứng lan tỏa của Chương trình đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy nhiên, do TPCP là nguồn vốn vay, đầu tư cho các dự án thực sự cấp bách, vì vậy, Ủy ban TCNS đề nghị không bố trí dàn trải cho tất cả các xã, chỉ bố trí cho các dự án giao thông, thủy lợi của Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới thuộc các huyện nghèo ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, huyện 30a, xã 135.

Chi tiêu vẫn theo kiểu nhà giàu?

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (đoàn TP HCM), với áp lực thu ngân sách lớn mà tình hình chi 2014 theo phương án Chính phủ trình thì không tiết kiệm được nhiều so với trước, các khoản chi không tiết kiệm triệt để. “Giảm chi cho chương trình mục tiêu quốc gia một nửa, trong khi chi cho tổ chức hội nghị, hội thảo và đoàn ra… vẫn chiếm tới 70%, tỷ lệ cắt giảm như vậy là chưa hợp lý” – đại biểu Hòa nói.

Nhấn mạnh việc phải tiết kiệm chi tiêu đại biểu Quyết Tâm nói: “Kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải vật lộn để tồn tại, họ đóng góp từng đồng cho ngân sách nhưng tình hình lãng phí rất lớn và xót xa. Có cần thiết không khi chúng ta tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, đám tiệc, khởi công, khánh thành hoành tráng, mời rất đông khách kể cả ở Trung ương cũng mời. Mỗi chiếc vé máy bay ấy là tiền của dân. Chi cả tỷ thấy nhẹ nhàng nhưng người dân thì ghè lưng ra để đóng từng đồng bạc. Phải tính đồng ra đồng vào như thế nào cho hiệu quả. Cái gì cần thì làm, cái gì lãng phí tiền của dân, của nước thì phải kỷ cương, kỷ luật”.

Tán thành với quan điểm của Chính phủ về phương án phân bổ dự toán ngân sách, đại biểu Đào Trọng Thi (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc lập dự toán đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt trong việc phân bổ cho một số lĩnh vực mang tính chất xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, việc bố trí ngân sách năm tới vẫn chưa hoàn toàn đúng theo tỷ trọng đã được quy định.

Ủy ban TCNS cho rằng, trong giai đoạn khó khăn khi tốc độ tăng thu giảm, bội chi NSNN đã cao hơn kế hoạch, dư nợ công tăng nhanh, nhiều khoản nợ của NSNN chưa được xử lý nhưng dự toán chi NSNN theo đề nghị của Chính phủ vẫn tăng 2,9% so với dự toán năm 2013 là chưa thể hiện rõ thông điệp phải triệt để tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu hơn nữa cho phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Miễn nhiệm cán bộ DNNN nếu để lãng phí
Thủ tướng: Miễn nhiệm cán bộ DNNN nếu để lãng phí

Tại một số doanh nghiệp, việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên còn lãng phí, chưa tiết kiệm nhất là tài nguyên đất đai, khoáng sản.

Thủ tướng: Miễn nhiệm cán bộ DNNN nếu để lãng phí

Thủ tướng: Miễn nhiệm cán bộ DNNN nếu để lãng phí

Tại một số doanh nghiệp, việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên còn lãng phí, chưa tiết kiệm nhất là tài nguyên đất đai, khoáng sản.

Lãng phí đất đai do quản lý lỏng lẻo
Lãng phí đất đai do quản lý lỏng lẻo

VOV.VN -"Lãng phí tài nguyên, trong đó có đất đai là đáng lo ngại và một phần do quản lý còn lỏng lẻo."

Lãng phí đất đai do quản lý lỏng lẻo

Lãng phí đất đai do quản lý lỏng lẻo

VOV.VN -"Lãng phí tài nguyên, trong đó có đất đai là đáng lo ngại và một phần do quản lý còn lỏng lẻo."

Lãng phí giá trị bảo hộ địa lý đặc sản nho Ninh Thuận
Lãng phí giá trị bảo hộ địa lý đặc sản nho Ninh Thuận

VOV.VN-Nho Ninh Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ hơn một năm nay, nhưng chưa góp phần đem lại thay đổi nào về thị trường.

Lãng phí giá trị bảo hộ địa lý đặc sản nho Ninh Thuận

Lãng phí giá trị bảo hộ địa lý đặc sản nho Ninh Thuận

VOV.VN-Nho Ninh Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ hơn một năm nay, nhưng chưa góp phần đem lại thay đổi nào về thị trường.

Thủ tướng: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng
Thủ tướng: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng

VOV.VN -Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi.

Thủ tướng: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng

Thủ tướng: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng

VOV.VN -Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi.

Tổng Bí thư: Tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm"
Tổng Bí thư: Tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm"

VOV.VN -Tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước quyết tâm phòng chống cho được tham nhũng.

Tổng Bí thư: Tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư: Tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm"

VOV.VN -Tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước quyết tâm phòng chống cho được tham nhũng.

 Góp ý dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Góp ý dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, cần có quy định cụ thể về việc rà soát xác định định mức, tiêu chuẩn.

 Góp ý dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Góp ý dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, cần có quy định cụ thể về việc rà soát xác định định mức, tiêu chuẩn.