Quốc hội phê chuẩn 2 nhân sự quan trọng

(VOV) -Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiểm toán Nhà nước là hai chức vụ quan trọng đã được Quốc hội phê chuẩn tuần qua.

Tâm điểm chú ý của cử tri cả nước về công tác nhân sự được Quốc hội phê chuẩn vào ngày thứ sáu (24/5). Trong sáng 24/5/2013, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Đinh Tiến Dũng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chiều cùng ngày, Quốc hội cũng đã bỏ phiếu phê chuẩn chức vụ Tổng kiểm toán Nhà nước với ông Nguyễn Hữu Vạn.

Chương trình nghị sự trong tuần đầu tiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII thực sự sôi động và thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước. Bởi lẽ, kỳ họp này quyết định nhiều vấn đề quan trọng, liên quan đến vị thế chính trị của đất nước, sự phát triển của nền kinh tế, đời sống dân sinh…

Ngay sau khi kết thúc khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (sáng 20/5), các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013;  Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày;  Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung quan trọng khác…

Nội dung quan trọng nhất tại kỳ họp lần này là việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó một trong những nội dung được cư tri và nhân dân cả nước quan tâm góp ý là về tên nước.

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh: loại ý kiến thứ nhất đề nghị tiếp tục quy định tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ Xã hội Chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Hơn nữa, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên Chủ nghĩa Xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp. 

Trên cơ sở nghiên cứu các loại ý kiến, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên Chủ nghĩa Xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.

Một nội dung nữa liên quan thiết thực đến đời sống của mỗi người dân là vấn đề cư trú. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú đã chính thức được trình Quốc hội trong phiên họp ngày 23/5. Theo dự thảo, người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. So với Luật Cư trú hiện hành, dự thảo Luật đã rút ngắn thời hạn đăng ký từ 24 tháng xuống 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên giữ nguyên quy định hiện hành đăng ký thường trú là 24 tháng…

Hôm qua (25/5), là ngày nghỉ cuối tuần nhưng Quốc hội vẫn làm việc, thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011. Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, bên cạnh các kết quả đạt được, qua giám sát thực tế nhận thấy còn một số tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm như: một số địa phương, bộ ngành hạch toán thu, chi chưa đúng chế độ; lập và gửi báo cáo quyết toán không kịp thời; việc thẩm định báo cáo quyết toán còn chậm so với thời gian quy định, chất lượng thẩm định quyết toán NSNN chưa cao, chấp hành NSNN còn nhiều sai phạm đã được các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra phát hiện và kiến nghị xử lý, khắc phục. một số vấn đề nổi lên. Đó là, trong bối cảnh thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, vừa phải tiết kiệm chi thường xuyên, vừa phải cắt giảm đầu tư công, trước hết là giảm tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN cùng với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng tổng chi cân đối NSNN vẫn tăng lớn (61.954 tỷ đồng), vượt 8,5% so với dự toán, trong đó chủ yếu là do tăng chi đầu tư phát triển (56.306 tỷ đồng).

Kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát cho thấy, số dự án triển khai dở dang, chậm tiến độ khá nhiều, gây lãng phí, khối lượng nợ đọng đầu tư xây dựng tăng cao, các vi phạm trong đầu tư XDCB xảy ra ở tất cả các khâu từ quy hoạch cho đến quyết toán công trình, hiệu quả chi đầu tư XDCB hạn chế, gây thất thoát, lãng phí lớn cho NSNN.

Ngày mai (27/5), Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ hai. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội băn khoăn vai trò NHNN với thị trường vàng
Đại biểu Quốc hội băn khoăn vai trò NHNN với thị trường vàng

(VOV) -Cái cần sửa hiện nay, NHNN không phải là người kinh doanh vàng mà phải quản lý điều tiết nó.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn vai trò NHNN với thị trường vàng

Đại biểu Quốc hội băn khoăn vai trò NHNN với thị trường vàng

(VOV) -Cái cần sửa hiện nay, NHNN không phải là người kinh doanh vàng mà phải quản lý điều tiết nó.

Cần giảm bớt thủ tục trong đăng ký thường trú, tạm trú
Cần giảm bớt thủ tục trong đăng ký thường trú, tạm trú

(VOV) - Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.

Cần giảm bớt thủ tục trong đăng ký thường trú, tạm trú

Cần giảm bớt thủ tục trong đăng ký thường trú, tạm trú

(VOV) - Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/5 tại Hà Nội và dự kiến kéo dài đến ngày 22/6

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/5 tại Hà Nội và dự kiến kéo dài đến ngày 22/6

Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách
Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách

(VOV) -Chính phủ cần xác định địa chỉ cụ thể để xử lý nghiêm minh những ai làm thất thoát nguồn lực quốc gia.

Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách

Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách

(VOV) -Chính phủ cần xác định địa chỉ cụ thể để xử lý nghiêm minh những ai làm thất thoát nguồn lực quốc gia.

Tân Tổng Kiểm toán: Những gì theo quy định tôi sẽ làm
Tân Tổng Kiểm toán: Những gì theo quy định tôi sẽ làm

(VOV) -Sáng 25/5, sau khi được Quốc hội chính thức phê chuẩn, tân Tổng kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn có cuộc trao đổi nhanh với báo giới.

Tân Tổng Kiểm toán: Những gì theo quy định tôi sẽ làm

Tân Tổng Kiểm toán: Những gì theo quy định tôi sẽ làm

(VOV) -Sáng 25/5, sau khi được Quốc hội chính thức phê chuẩn, tân Tổng kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn có cuộc trao đổi nhanh với báo giới.