Trình Quốc hội bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC

VOV.VN - Chiều 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình cho biết, đề nghị bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho công ty mẹ - VEC từ hai nguồn. Trong đó, khoảng 1.562 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh.

Gần 36.690 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước đã giải ngân đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư (gồm 10.062 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách; 24.127 tỷ vốn ODA tại các dự án thực hiện theo hình thức chuyển vốn vay về cho vay lại thành cấp phát ngân sách và 2.500 tỷ cấp phát ngân sách cho dự án Nội Bài - Lào Cai và Cầu Giẽ - Ninh Bình).

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ từ nguồn đầu tư công đã giải ngân đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn. Theo đó, số tiền ngân sách đã chi ra được giao thành vốn điều lệ doanh nghiệp và VEC có trách nhiệm bảo toàn phần vốn được cấp. 

Tuy nhiên, hiện Luật Đầu tư công và pháp luật hiện hành không có nội dung quy định bố trí vốn cho dự án và chuyển thành vốn ngân sách cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước. Chưa kể, mức vốn điều lệ dự kiến đầu tư bổ sung cho VEC là 38.251 tỷ đồng, nên việc quyết định chủ trương thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Thủ tướng quyết định đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp này, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. 

Việc tăng vốn điều lệ cho công ty mẹ - VEC từ nguồn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ Giao thông vận tải để làm dự án và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, ông Thắng khẳng định, không làm phát sinh khoản chi ngân sách và nợ công. Vì thế, không tác động trực tiếp với ngân sách Nhà nước. 

Về phía doanh nghiệp, việc tăng thêm vốn điều lệ, Bộ trưởng Tài chính thông tin theo chiến lược phát triển đến 2030, tầm nhìn 2035, VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỷ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỷ. Sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.

Ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, khi thẩm tra, đa số ý kiến thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC giai đoạn 2024 - 2026, để tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp này trong phát triển các dự án đường cao tốc. 

Với đề xuất của Chính phủ, ông Mạnh cho hay, cấp có thẩm quyền đã kết luận đồng ý chủ trương cho phép dùng nguồn vốn đầu tư công đã giao cho Bộ Giao thông vận tải đầu tư dự án. Cụ thể, số này gồm vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước, ODA tại các dự án thực hiện theo hình thức chuyển vốn vay về cho vay lại thành cấp phát ngân sách và vốn cấp phát ngân sách cho các dự án để chuyển thành vốn ngân sách bổ sung cho VEC. 

Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Việc này nhằm đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, không thất thoát vốn và tài sản Nhà nước, cũng như xử lý các vấn đề liên quan tới quản lý, hạch toán, phương án bảo toàn và phát triển vốn khi bổ sung vốn điều lệ cho VEC. 

Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện kiểm toán việc tuân thủ các quy định về tăng vốn điều lệ cũng như quản lý, sử dụng vốn của công ty mẹ - VEC theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10, dự kiến vào tháng 10/2025.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VEC đóng vai trò nòng cốt trong đầu tư và vận hành đường bộ cao tốc
VEC đóng vai trò nòng cốt trong đầu tư và vận hành đường bộ cao tốc

VOV.VN - Hiện nay Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã đầu tư, vận hành hiệu quả nhiều tuyến đường bộ cao tốc huyết mạch, đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hoá hạ tầng giao thông đất nước.

VEC đóng vai trò nòng cốt trong đầu tư và vận hành đường bộ cao tốc

VEC đóng vai trò nòng cốt trong đầu tư và vận hành đường bộ cao tốc

VOV.VN - Hiện nay Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã đầu tư, vận hành hiệu quả nhiều tuyến đường bộ cao tốc huyết mạch, đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hoá hạ tầng giao thông đất nước.

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao
Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

VOV.VN - Ngày 8/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO tại tỉnh Quảng Nam.

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

VOV.VN - Ngày 8/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO tại tỉnh Quảng Nam.

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: "Ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM”
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: "Ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM”

VOV.VN - Với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, bạn có thể "ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM”, việc đi lại của chúng ta, đặc biệt trong các dịp lễ Tết sẽ “khỏe” hơn rất nhiều, mỗi chuyến đi sẽ là sự “tận hưởng”, chứ không phải chịu đựng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: "Ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM”

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: "Ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM”

VOV.VN - Với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, bạn có thể "ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM”, việc đi lại của chúng ta, đặc biệt trong các dịp lễ Tết sẽ “khỏe” hơn rất nhiều, mỗi chuyến đi sẽ là sự “tận hưởng”, chứ không phải chịu đựng.