Rà soát Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2018

VOV.VN - Tới 1/7/2018, sẽ phải có 21 Nghị định, 42 Thông tư của các Bộ phải hoàn thành khi Luật, pháp lệnh có hiệu lực.

Sáng 24/4, tại Trụ sở Chính phủ diễn ra cuộc họp về rà soát tình hình thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2018, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và tình hình chuẩn bị, gửi hồ sơ các báo cáo, đề án, dự án  trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp phát biểu tại cuộc họp
Trong những năm qua, công tác xây dựng thể chế của pháp luật của Chính phủ có nhiều cải cách, tiến bộ, đặc biệt trong việc xây dựng những dự án luật, pháp lệnh và các báo cáo đề án để trình Quốc hội, Thường vụ Quốc hội. Năm 2017 là năm đầu tiên sau nhiều năm ghi nhận không còn nợ đọng văn bản thi hành Luật, pháp lệnh đã có hiệu lực. Tuy nhiên, gần đây tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh lại diễn ra. Theo đó, có 8 văn bản trong đó có 6 Nghị định, 2 Quyết định thuộc trách nhiệm của các Bộ còn nợ đọng như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1 văn bản; Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1 văn bản; Bộ Công thương 1 văn bản; Bộ Tài Chính 2 văn bản; Bộ Công an 1 văn bản; Bộ Nội vụ 1 văn bản; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 1 văn bản.

Tới đây, ngày 1/7/2018 sẽ phải có 21 Nghị định, 42 Thông tư của các Bộ phải hoàn thành khi Luật, pháp lệnh có hiệu lực. Do đó, đây là khối lượng công việc rất lớn, tuy nhiên, việc chuẩn bị các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các báo cáo để trình Quốc hội và Thường vụ Quốc hội hiện còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể như hồ sơ chưa đẩy đủ theo quy định, các báo cáo còn thiếu nội dung hoặc chưa khớp với tờ trình… tiến độ diễn ra chậm, tình trạng xin lùi, xin rút vẫn còn, chất lượng một số dự án báo cáo còn yếu…

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, cần rà soát lại toàn bộ nội dung thực hiện cho xây dựng thể chế, những văn bản nợ đọng, văn bản tiếp tục ban hành có hiệu lực của Luật. Ông Mai Tiến Dũng cho biết, đối với 8 văn bản, 6 Nghị định và 2 Quyết định sẽ quyết tâm hoàn thành được 3/6 Nghị định, 2/2 Quyết định và hoàn thành 10 Thông tư. Tới đây sẽ báo cáo Chính phủ vào ngày 3/5 tới, để tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Chính phủ sẽ không còn nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

Đối với 21 Nghị định, 42 Thông tư sẽ phải bám tiến độ để hoàn thành, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, hoàn thành khối lượng công việc này sẽ góp phần cho Chính phủ không còn nợ đọng văn bản thực hiện Chính phủ kiến tạo, quan tâm xây dựng thể chế và hoàn thiện thể chế. Trong quá trình làm, đề nghị mỗi các cơ quan rút ngắn thời gian thực hiện. Đề nghị Bộ Tư pháp rút ngắn thời gian thẩm định và thời gian ra kết quả thẩm định sớm. Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp tốt với các Bộ và cơ quan thực hiện các nội dung này./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy
Không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy

VOV.VN - Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định: Quan điểm của Bộ Tư pháp là rất rõ ràng, không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy.

Không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy

Không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy

VOV.VN - Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định: Quan điểm của Bộ Tư pháp là rất rõ ràng, không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy.

Băn khoăn về tình trạng xin lùi, rút, bổ sung khi xây dựng luật
Băn khoăn về tình trạng xin lùi, rút, bổ sung khi xây dựng luật

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định.

Băn khoăn về tình trạng xin lùi, rút, bổ sung khi xây dựng luật

Băn khoăn về tình trạng xin lùi, rút, bổ sung khi xây dựng luật

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định.