Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập xây dựng văn bản thi hành Luật Thủ đô

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội đã thành lập 3 Tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành Luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: Tổ biên tập lĩnh vực Tổ chức bộ máy; Tổ biên tập lĩnh vực biên chế và Tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng.

Sáng 6/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn có buổi làm việc với Sở Nội vụ về nhiệm vụ triển khai Luật Thủ đô. Cùng dự có lãnh đạo các Ban: Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế HĐND Thành phố; các Sở: Tư pháp, Tài chính, Văn phòng UBND Thành phố và các chuyên gia xây dựng Luật Thủ đô.

Báo cáo tại buổi làm việc, Lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, căn cứ Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 của UBND Thành phố về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, Sở Nội vụ đã ban hành Kế hoạch số 2635/KH-SNV ngày 31/7/2024 về triển khai thi hành Luật Thủ đô theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Mục tiêu đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả đối với các nội dung thuộc lĩnh vực Nội vụ, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nội dung chỉ đạo, yêu cầu của HĐND, UBND Thành phố về việc tham mưu xây dựng văn bản để tổ chức thi hành Luật Thủ đô.

Về nội dung, căn cứ Kế hoạch số 225/KH-UBND của UBND Thành phố ngày 22/7/2024, Sở Nội vụ được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô. Cụ thể, đối với các văn bản có thời hạn ban hành trước 1/1/2025: 1 văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ, Sở được giao phối hợp; 7 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 1 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố. Đối với các văn bản có thời hạn ban hành sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực: 2 văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND Thành phố; 2 Đề án thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố. Tất cả các văn bản đều thể hiện chi tiết về tiến độ triển khai, phân công lãnh đạo, cán bộ, công chức triển khai.

Về tổ chức thực hiện, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội chỉ đạo toàn diện về nội dung, tiến độ, phân công nhiệm vụ; các Phó Giám đốc Sở căn cứ nhiệm vụ được giao theo lĩnh vực phụ trách. Đồng thời, Sở thành lập 3 Tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành Luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: Tổ biên tập lĩnh vực Tổ chức bộ máy; Tổ biên tập lĩnh vực biên chế và Tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng. Giám đốc Sở là Tổ trưởng của 3 Tổ biên tập.

Cho ý kiến đối với các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nội vụ trong Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh 3 yêu cầu cần quan tâm đưa vào, gồm: Thứ nhất là xây dựng chính sách thu hút nhân tài kèm chế độ đãi ngộ đi kèm; Thứ hai là rà soát lại tất cả Nghị quyết HĐND đã ban hành về phân cấp, ủy quyền; Thứ ba là công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội thống nhất với đề xuất điều chỉnh kế hoạch xây dựng chính sách thu hút nhân tài. Đối với Điều 7 Luật Thủ đô quy định về công dân danh dự Thủ đô, ông Nguyễn Công Anh đề nghị Sở Nội vụ rà soát lại điều kiện để xây dựng văn bản dưới Luật mới mang tính kế thừa của Luật Thủ đô 2012. 

Báo cáo thêm tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết, để triển khai thi hành Luật Thủ đô theo yêu cầu như Kế hoạch 225/KH-UBND của UBND Thành phố ngày 22/7/2024 cần có thời gian để đảm bảo về tiến độ, chất lượng các văn bản ban hành. Đối với nhóm chính sách về tổ chức bộ máy, ông Trần Đình Cảnh đề xuất sửa các Nghị định Chính phủ có liên quan. Đối với nhóm chính sách về biên chế, đề xuất xây dựng theo hướng cán bộ công chức cấp xã theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Ngoài ra đối với thời gian cho quy định thu hút nhân tài đề xuất lùi đến tháng 12/2025.

Kết luận buổi làm việc, ông Lê Hồng Sơn đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi làm việc và triển khai thực hiện Luật Thủ đô của Sở Nội vụ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội thống nhất mốc thời gian xây dựng chính sách thu hút nhân tài trước hạn 1/7/2025, các đơn vị theo đó khẩn trương nghiên cứu, đảm bảo tiến độ đề ra. Đối với một số nội dung liên quan quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, đề nghị đảm bảo giữ nguyên lộ trình hoàn thành trong tháng 6/2025. Về một số quy định liên quan chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đảm bảo tiến độ trong tháng 11/2024 phải hoàn thành.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Thủ đô sửa đổi - không gian mới phát triển Thủ đô
Luật Thủ đô sửa đổi - không gian mới phát triển Thủ đô

VOV.VN - Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khoá 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ được xem là động lực, không gian mới để Hà Nội tập trung nguồn lực, bứt phá phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Luật Thủ đô sửa đổi - không gian mới phát triển Thủ đô

Luật Thủ đô sửa đổi - không gian mới phát triển Thủ đô

VOV.VN - Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khoá 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ được xem là động lực, không gian mới để Hà Nội tập trung nguồn lực, bứt phá phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần giúp Hà Nội phát triển văn minh hiện đại
Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần giúp Hà Nội phát triển văn minh hiện đại

VOV.VN - Sáng 28/6, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương và 54 điều. Bên hành lang kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, đây sẽ là hành lang pháp lý để Hà Nội thu hút các nhà khoa học, người tài và thu hút các nhà đầu tư, góp sức xây dựng phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại.

Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần giúp Hà Nội phát triển văn minh hiện đại

Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần giúp Hà Nội phát triển văn minh hiện đại

VOV.VN - Sáng 28/6, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương và 54 điều. Bên hành lang kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, đây sẽ là hành lang pháp lý để Hà Nội thu hút các nhà khoa học, người tài và thu hút các nhà đầu tư, góp sức xây dựng phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại.

ĐBQH: Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là bệ phóng cho Hà Nội tăng tốc phát triển
ĐBQH: Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là bệ phóng cho Hà Nội tăng tốc phát triển

VOV.VN - Đa số ý kiến các đại biểu kỳ vọng khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo đà cho Hà Nội tăng tốc phát triển, thoát khỏi “chiếc áo” chật hẹp, xứng tầm Thủ đô của cả nước...

ĐBQH: Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là bệ phóng cho Hà Nội tăng tốc phát triển

ĐBQH: Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là bệ phóng cho Hà Nội tăng tốc phát triển

VOV.VN - Đa số ý kiến các đại biểu kỳ vọng khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo đà cho Hà Nội tăng tốc phát triển, thoát khỏi “chiếc áo” chật hẹp, xứng tầm Thủ đô của cả nước...