Sứ mệnh dẫn đầu của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Với truyền thống năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, TP.HCM từng vượt qua “cơn gió ngược” từ chỗ tăng trưởng âm 4,1% năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 thì nay đã đạt gần 7,2%. Và TP.HCM sẽ góp phần cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình thành công.

Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là giai đoạn phát triển thịnh vượng, hướng đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu". Trong bối cảnh này, TP.HCM với truyền thống năng động, sáng tạo và nghĩa tình, được kỳ vọng sẽ là ngọn cờ đầu, dẫn dắt cả nước thực hiện thành công các mục tiêu phát triển.

Sứ mệnh dẫn dắt trong kỷ nguyên mới

“Khi đất nước, khi dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới, TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và phải đá tiền đạo. Đây là sứ mệnh, trách nhiệm lớn lao của TP.HCM”, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi đã khẳng định vai trò của TP.HCM tại một hội thảo mới đây.

Ông Mãi nhấn mạnh rằng, TP.HCM đã xác định rõ sứ mệnh, trách nhiệm và quyết tâm chính trị để cùng đất nước, cùng dân tộc vươn mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên mới.

Ông cũng chỉ rõ rằng, thay vì chỉ nói chung về “cách mạng công nghiệp 4.0”, “chuyển đổi số”, hay “chuyển đổi xanh”, TP.HCM cần xác định rõ nội hàm, trọng tâm và lộ trình cụ thể để thực hiện các mục tiêu phát triển.

Nhìn sang các nước trong khu vực và thế giới như: Bangkok của Thái Lan, Jakarta của Indonesia, Seoul của Hàn Quốc hay Thượng Hải của Trung Quốc, TP.HCM đang nỗ lực xây dựng các khu công nghệ cao, trung tâm tài chính quốc tế để sánh ngang với những đô thị tiên tiến.

TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, trong “kỷ nguyên vươn mình” TP.HCM không chỉ là trung tâm của khu vực Đông Nam bộ, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam mà thành phố là trung tâm của cả nước.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, TP.HCM cần tập trung nâng cấp đội ngũ cán bộ thông qua việc tinh gọn bộ máy, thu hút nhân tài và tạo động lực cho cán bộ cống hiến. Việc số hóa chính quyền, rút ngắn thời gian ra quyết định và chuẩn hóa quy trình công việc sẽ tăng cường hiệu quả quản lý và điều hành.

"Phải xây dựng được TP.HCM là một nơi đáng sống và một nơi mà công lý được bảo vệ. Và như vậy, doanh nhân sẽ xác định đây là nơi không chỉ họ làm việc, đầu tư mà nơi họ sống, họ gắn bó và cống hiến. Chúng ta không chỉ phải phát triển, nuôi dưỡng đội ngũ kinh tế tư nhân mà còn phải giữ được chân họ để họ sống và phát triển cùng với thành phố, cùng với đất nước", TS Nguyễn Tú Anh nhìn nhận.

Với nhiều trường đại học hàng đầu và trung tâm nghiên cứu, TP.HCM có nền tảng vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh toàn cầu.

Hệ sinh thái khởi nghiệp của TP.HCM đang phát triển mạnh mẽ. Khu đô thị sáng tạo Thủ Đức là một ví dụ điển hình, thu hút nhiều start-up và dự án chuyển đổi số thành công, góp phần tạo nên môi trường kinh doanh năng động và sáng tạo.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận là tiềm năng, lợi thế của TP.HCM chưa được khai thác hiệu quả, vai trò đầu tàu, động lực dẫn dắt đối với Vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm.

Ngoài ra, vướng mắc về kết cấu hạ tầng, giao thông quá tải, triều cường của một siêu đô thị, thì TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh, trở thành điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Công thức mới để đạt thành công mới

Theo PGS–TS Trần Hoàng Ngân, với truyền thống năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, TP.HCM từng vượt qua “cơn gió ngược” từ chỗ tăng trưởng âm 4,1% năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 thì nay đã đạt gần 7,2%.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ giao lưu hội nhập quốc tế, trung tâm kinh tế, tài chính, cùng nhiều không gian phát triển, TP.HCM “tự tin, vững vàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Song để làm được điều này, TP.HCM cần thay đổi, kiên trì xây dựng theo mô hình 3-3-3.

Trong số 3 đầu tiên, thì cần sớm tổng kết, đánh giá Nghị quyết 98, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đẩy nhanh việc ban hành Luật đô thị đặc biệt, chính quyền đô thị đặc biệt. Trong đó, đột phá về hạ tầng là “xương sống” cho sự phát triển và đang là điểm nghẽn lớn, hạn chế sự phát triển toàn diện của TP.

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như: đường Vành đai 3, 4, Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, hệ thống đường sắt đô thị ... không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là định hướng chiến lược để TP.HCM trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội hiện đại của khu vực.

Thành phố cần tận dụng những thể chế của Nghị quyết 98 để có được đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao. Với 3 động cơ tăng tốc, theo ông Trần Hoàng Ngân, TP.HCM cần chú trọng phát triển nhanh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, bởi nếu không có động cơ này, nền kinh tế cũng như một chiếc xe hơi thiếu nhớt.

Về 3 bền vững, TP.HCM cần tập trung vào chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo tồn di sản văn hóa. Đặc biệt phải giữ gìn hồn cốt, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển công nghiệp văn hóa và tập trung phát triển du lịch…

"Để TP tự tin cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ năm 2026, tức là từ Đại hội XIV, thì năm 2025 TP chọn chủ đề là Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số; triển khai Nghị quyết 98 và giải quyết cơ bản những vướng mắc tồn đọng của TP. Tức là làm sao giải quyết cơ bản các tồn đọng để chiếc xe, con tàu của chúng ta chạy nhanh hơn", PGS – TS Trần Hoàng Ngân cho biết thêm.

Vượt qua cơn bão COVID-19, TP.HCM đạt tăng trưởng kinh tế gần 7,2% năm 2024, thu ngân sách Nhà nước vượt mốc trên 500.000 tỷ đồng và đóng góp 26-27% tổng thu ngân sách nhà nước. Dự án Metro chính thức lăn bánh sau nhiều năm chờ đợi, những dự án treo đang dần được giải quyết sẽ là những tiền đề xác định vai trò dẫn dắt của TP.HCM.

Cùng với những nỗ lực mạnh mẽ để trở thành "tiền đạo" trong kỷ nguyên vươn mình, sự cam kết và quyết tâm của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, TP.HCM sẽ góp phần cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình thành công.

Metro 1 là biểu tượng về khát vọng vươn mình của TPHCM

VOV.VN - Sáng 22/12, TPHCM tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến metro 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; ông Ito Naoki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xác định vai trò của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mình
Xác định vai trò của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Tại Tọa đàm “TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện cán bộ TP.HCM tổ chức ngày 26/11, các đại biểu cho rằng, TP.HCM chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ để khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Xác định vai trò của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mình

Xác định vai trò của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Tại Tọa đàm “TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện cán bộ TP.HCM tổ chức ngày 26/11, các đại biểu cho rằng, TP.HCM chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ để khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Nên: "Những cán bộ có hay không cũng được thì phải tính toán lại"
Ông Nguyễn Văn Nên: "Những cán bộ có hay không cũng được thì phải tính toán lại"

VOV.VN - Nhấn mạnh viêc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp tinh gọn phải đúng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên lưu ý, những người mà có cũng được, không có cũng được thì phải tính toán lại.

Ông Nguyễn Văn Nên: "Những cán bộ có hay không cũng được thì phải tính toán lại"

Ông Nguyễn Văn Nên: "Những cán bộ có hay không cũng được thì phải tính toán lại"

VOV.VN - Nhấn mạnh viêc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp tinh gọn phải đúng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên lưu ý, những người mà có cũng được, không có cũng được thì phải tính toán lại.

TP.HCM nghiên cứu chính sách thấu tình đạt lý với người trong diện sắp xếp
TP.HCM nghiên cứu chính sách thấu tình đạt lý với người trong diện sắp xếp

VOV.VN - Sau khi sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Thành ủy TP.HCM từ 6 cơ quan giảm xuống còn 5 cơ quan. Số lượng các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy từ 51 Đảng bộ giảm xuống còn 27 Đảng bộ (giảm gần 50%).

TP.HCM nghiên cứu chính sách thấu tình đạt lý với người trong diện sắp xếp

TP.HCM nghiên cứu chính sách thấu tình đạt lý với người trong diện sắp xếp

VOV.VN - Sau khi sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Thành ủy TP.HCM từ 6 cơ quan giảm xuống còn 5 cơ quan. Số lượng các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy từ 51 Đảng bộ giảm xuống còn 27 Đảng bộ (giảm gần 50%).