Tăng tính đối thoại giải quyết các vụ khiếu nại kéo dài

(VOV) -Trong tháng 3 này, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung giải quyết hoàn thành khoảng 90% số vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài.

Thời gian qua, tình hình khiếu nại, tố cáo tuy được nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tìm cách giải quyết, song vẫn tồn đọng hàng trăm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Vậy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân đang được xử lý như thế nào, đặc biệt là mục tiêu đặt ra là hoàn thành xử lý 90% số vụ khiến kiện phức tạp, kéo dài trong tháng 3 này có khả thi hay không. Đây là những nội dung chính của chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời với Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

Khiếu kiện đất đai kéo dài ngày càng gay gắt (ảnh minh họa)

Khiếu nại, tố cáo có xu hướng phức tạp và gay gắt

Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết: Năm 2012 tuy số lượt người, số vụ việc khiếu nại tối cáo đã giảm nhưng tính chất phức tạp vào gay gắt lại cao hơn so với năm 2011. Đặc biệt là những vụ khiếu kiện đông người ngày càng đông hơn. Đến cuối năm 2012 đã có trên 380.000 lượt người đi khiếu nại tố cáo, gửi trên 124.000 lượt đơn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó các cơ quan thẩm quyền đã nhận đơn thụ lý và giải quyết được trên 54.000/65.000 đơn có thẩm quyền, đạt trên 85%.

Tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về công tác tiếp công dân, trong đó chỉ đạo Thanh tra chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện việc giải quyết khiếu nại 528 vụ tồn đọng, kéo dài. Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạch và thành lập 28 tổ công tác. Kết quả việc rà soát trong năm 2012 đã kết thúc, 528 vụ việc đã có địa chỉ đã có con số cụ thể, đã có thẩm quyền và có thể có phương án giải quyết. Đầu năm 2013, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng cùng các địa phương đã thống nhất giải quyết được trên 300 vụ, chiến trêm 60% tổng số vụ việc. Đến cuối tháng 2 vừa qua, đã giải quyết dứt điểm trên 110 vụ.

Về nguyên nhân các vụ khiến kiện phức tạp kéo dài, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nêu rõ: Nguyên nhân tồn đọng khiếu nại phức tạp kéo dài đến nay vẫn còn thứ nhất là do cơ chế chính sách chúng ta chưa đầy đủ, chưa kịp thời, một số chưa đảm bảo được quyền lợi cho người dân. Đặc biệt trong 528 vụ việc, chúng tôi phân loại ra có 422 vụ việc liên quan đến đất đai chiếm 79,9%, trong đó gồm có lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường GPMB; thứ 2 là tranh chấp đất đai; thứ 3 là đòi lại đất cũ. Như vậy có thể nói nguyên nhân việc tồn đọng là do một phần chính sách; thứ hai do lịch sử để lại. Hiện nay có một số trường hợp đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai do lịch sử để lại nên hiện nay vẫn phải tiếp tục giải quyết; thứ 3 là trong quá trình giải quyết khiếu nại nhiều địa phương đã tích cực giải quyết dứt điểm đến nơi đến chốn, có trách nhiệm nhưng cũng có một số địa phương, ngành giải quyết khiếu nại chưa đến nơi đến chốn, chưa dứt điểm, chưa rõ ràng và đặc biệt là chưa làm rõ việc khiếu nại của công dân, nên người dân chưa đồng tình; thứ 4 có một số ít trường hợp chưa hiểu về pháp luật về khiếu nại tố cáo, nên đã có những trường hợp đã giải quyết nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần đã đúng pháp luật nhưng người dân vẫn viết phiếu. Trên 4 nguyên nhân đó, chúng tôi thấy trong thời gian tới phải tập trung tháo gỡ những nguyên nhân này. Đặc biệt là về cơ chế chính sách thì Quốc hội và Chính sách đang có những thay đổi, đặc biệt là sửa đổi Luật Đất đai lần này.

Theo thông tin Tổng thanh tra cung cấp trong tháng 3 này, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung giải quyết để đạt mục tiêu hoàn thành khoảng 90% số vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài. Câu hỏi đặt ra là liệu mục tiêu này có khả thi không vì đây là những vụ việc kéo dài và rất phức tạp? Tổng thanh tra cho rằng, cho đến nay, phần thủ tục và phương án xử lý các vụ việc này đã được thống nhất, phần còn lại là tiến hành thực hiện theo quy trình:

Tăng cường tính đối thoại trong giải quyết khiếu nại

Thứ nhất, về quy trình dứt điểm chúng tôi sẽ tiến hành họp liên ngành các ngành đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các địa phương, kể cả Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND  ở địa phương và các Bộ ngành Trung ương có liên quan để thống nhất một phương án, một chủ trương giải quyết từng vụ việc cụ thể. Thứ 2, chúng tôi tiến hành đối thoại với tất cả các vụ việc cần phải được giải quyết. Thứ 3, sau khi đối thoại rồi, nếu người dân đồng tình chấm dứt khiếu nại hoặc xem xét lại, chúng tôi tiếp tục xem lại, còn với trường hợp chưa đồng tình với những trường hợp đã đúng pháp luật, thấu lý đạt tình đã giải quyết nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lần rồi nhưng không còn cách nào giải quyết nữa thì theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông báo chấm dứt thụ lý với các trường hợp nêu trên.

Trong tháng 3 này, chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ, hiện nay nhiều địa phương đã chuẩn bị đối thoại cũng như thông báo chấm dứt, vì đã họp liên ngành thống nhất rồi, đã đối thoại rồi, chỉ còn khâu cuối cùng là giải quyết cho người dân, chúng tôi cũng tin tưởng rằng trong tháng 3 này, nếu không đạt được 100%, thì cũng phải đạt từ 80 -90% theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời cũng nhận được ý kiến của nhiều người dân bày tỏ những bức xúc khi đã nhiều năm, thậm chí hàng chục năm phải mang đơn khiếu nại đi lại nhiều lần mà không được giải quyết. Nhiều người dân đã gặp phải tình trạng đi đến đâu cũng là những cái lắc đầu, không thuộc thẩm quyền của giải quyết của các cơ quan mà người dân khiếu nại. Liệu tình trạng cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan kia có phải là một trong những lý do khiến cho các vụ khiếu nại bị tồn đọng kéo dài hay không và Thanh tra chính phủ có giải pháp gì trong thời gian tới để giải quyết tình trạng này?.

Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết: Chúng tôi có kế hoạch rà soát lại toàn bộ các vụ việc tồn đọng kéo dài. Hiện nay chúng tôi rà soát lại, thấy rằng những vụ việc vừa qua kéo dài đến 35, 36 năm, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần giải quyết và có một số vụ là hết thẩm quyền thật sự, nhưng người dân vẫn chưa đồng tình. Cho nên lần này chúng tôi tập trung cho rà soát toàn bộ các vụ việc, kể cả những vụ đã nói hết thẩm quyền đều phải xem xét lại. Nếu giả sử những vụ việc này đúng pháp luật rồi, có lý có tình rồi thì cũng thông báo rõ cho người khiếu nại chấm dứt khiếu nại, để người khiếu nại không còn đi khiếu nại nhiều cấp nhiều ngành nữa. Làm như vậy sẽ rõ ràng về trách nhiệm, về pháp luật và để người dân hiểu rõ vụ việc đã được giải quyết trên cơ sở pháp luật, có tình có lý, để người dân chấp hành quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Định giá đất sát thị trường sẽ giảm khiếu kiện
Định giá đất sát thị trường sẽ giảm khiếu kiện

(VOV) - Vì giá đất không thông qua lao động, qua thương hiệu, chi phí… nên định giá đất rất khó.

Định giá đất sát thị trường sẽ giảm khiếu kiện

Định giá đất sát thị trường sẽ giảm khiếu kiện

(VOV) - Vì giá đất không thông qua lao động, qua thương hiệu, chi phí… nên định giá đất rất khó.

Cần Thơ: Dân vận tốt, khiếu kiện giảm
Cần Thơ: Dân vận tốt, khiếu kiện giảm

(VOV) -Thành phố cũng đã vận động sửa chữa, xây mới gần 4.000 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Cần Thơ: Dân vận tốt, khiếu kiện giảm

Cần Thơ: Dân vận tốt, khiếu kiện giảm

(VOV) -Thành phố cũng đã vận động sửa chữa, xây mới gần 4.000 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

143 vụ khiếu kiện không còn cách để giải quyết
143 vụ khiếu kiện không còn cách để giải quyết

(VOV) -Số vụ việc này đã được xem xét giải quyết đúng pháp luật, thấu tình đạt lý nhưng dân vẫn tiếp khiếu.

143 vụ khiếu kiện không còn cách để giải quyết

143 vụ khiếu kiện không còn cách để giải quyết

(VOV) -Số vụ việc này đã được xem xét giải quyết đúng pháp luật, thấu tình đạt lý nhưng dân vẫn tiếp khiếu.