Tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ được dịch sang tiếng Uzbek

Đại sứ Đặng Minh Khôi cho biết cảm thấy hết sức vinh dự và tự hào khi tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được dịch ra vài chục thứ tiếng và nay lại được dịch ra thêm tiếng Uzbek.

Đại học tổng hợp Đông phương học Quốc gia Tashkent (TSUOS) của Uzbekistan ngày 9/6 đã tổ chức lễ giới thiệu bản dịch sang tiếng Uzbek tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham dự sự kiện có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Uzbekistan (trụ sở ở Moskva) Đặng Minh Khôi và đoàn công tác; Hiệu trưởng TSUOS, bà Gulchekhra Rikhsieva; Chủ tịch Hội Hữu nghị Uzbekistan-Việt Nam, ông Alishe Mukhamedov cùng đông đảo giảng viên, chuyên gia và sinh viên đang theo học bộ môn tiếng Việt tại trường.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Đặng Minh Khôi bày tỏ rất vui mừng khi được đến thăm nhà trường, đồng thời cũng hết sức bất ngờ khi được tham dự lễ ra mắt bản dịch tiếng Uzbek của tập thơ “Nhật ký trong tù.”

Đại sứ Đặng Minh Khôi cho biết đây là hoạt động vui nhất của ông trong chuyến công tác Tashkent lần này.

Đại sứ cũng cho rằng ông cảm thấy hết sức vinh dự và tự hào khi tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được dịch ra vài chục thứ tiếng trên thế giới và nay lại được dịch ra thêm một ngôn ngữ nữa là tiếng Uzbek.

Đại sứ khẳng định đây là “biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta” có từ thời Liên Xô trước đây, song đã phát triển rất mạnh trong 30 năm vừa qua.

Trong bài phát biểu của mình, giải thích về động cơ thôi thúc xuất bản tập thơ “Nhật ký trong tù” bản tiếng Uzbek, ông Alishe Mukhamedov - Chủ tịch Hội Hữu nghị Uzbekistan-Việt Nam khẳng định “đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người chiến sỹ đấu tranh vì độc lập dân tộc, với những phẩm chất đạo đức cao quý nhất, đó phải là yêu lao động, hiến dâng hoàn toàn cho sự nghiệp chung, cho đất nước, cho dân tộc, cần kiệm và tránh xa hoa, trung thực và trong sạch, thẳng thắn và hết lòng, đặt lợi ích chung lên trên hết.”

Ông khẳng định tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là sự đảm bảo cho chiến thắng vì độc lập dân tộc.

Ông Mukhamedov còn cho biết quá trình biên soạn bản dịch này có sự tham gia của các đại diện Uzbekistan, Việt Nam, Đức, và Kyrgyzstan.

Tại buổi lễ, 6 sinh viên đang học tiếng Việt năm thứ nhất ở TSUOS đã đọc 6 bài thơ trong tuyển tập “Nhật ký trong tù” bằng tiếng Việt, cũng như dịch ra tiếng Uzbek.

Đó là những bài như “Vô đề,” “Đi đường,” “Người bạn tù thổi sáo”…

Đại học tổng hợp Đông phương học Quốc gia Tashkent hiện có tổng cộng 15 sinh viên theo học tiếng Việt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hành “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Bangladesh
Phát hành “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Bangladesh

Tác phẩm phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bangladesh.

Phát hành “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Bangladesh

Phát hành “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Bangladesh

Tác phẩm phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bangladesh.

Giới thiệu thơ "Nhật ký trong tù" tại Hàn Quốc
Giới thiệu thơ "Nhật ký trong tù" tại Hàn Quốc

Bài thơ Tỉnh Thiên (Trời hửng) đã gây xúc động cho khán giả tham dự lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thơ đương đại Hàn Quốc tổ chức tại Bảo tàng trường Đại học Sookmyung ở thủ đô Seoul ngày 27/4

Giới thiệu thơ "Nhật ký trong tù" tại Hàn Quốc

Giới thiệu thơ "Nhật ký trong tù" tại Hàn Quốc

Bài thơ Tỉnh Thiên (Trời hửng) đã gây xúc động cho khán giả tham dự lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thơ đương đại Hàn Quốc tổ chức tại Bảo tàng trường Đại học Sookmyung ở thủ đô Seoul ngày 27/4

Người đầu tiên dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Pháp
Người đầu tiên dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Pháp

Cách đây 2, 3 năm báo “Tiền phong” - một trong những tờ báo có số lượng phát hành lớn, đã đăng tải một bài báo có tít xếp chữ to, chạy kín bề ngang cả trang: Người tình nguyện vào ngục Bastille dịch “Nhật ký trong tù”(1).

Người đầu tiên dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Pháp

Người đầu tiên dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Pháp

Cách đây 2, 3 năm báo “Tiền phong” - một trong những tờ báo có số lượng phát hành lớn, đã đăng tải một bài báo có tít xếp chữ to, chạy kín bề ngang cả trang: Người tình nguyện vào ngục Bastille dịch “Nhật ký trong tù”(1).