Thủ tướng: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần ngắn gọn, đi thẳng vấn đề

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Sáng 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật. Đây là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 2 trong tháng 8/2024 và là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 8 trong năm nay của Chính phủ. 

Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc cùng các thành viên Chính phủ. 

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần rà soát lại các chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, những chỉ tiêu nào đã làm tốt thì cần làm tốt hơn, những chỉ tiêu nào chưa làm tốt thì cần nỗ lực làm tốt, những chỉ tiêu khó đạt thì phải có giải pháp đột phá.

Thủ tướng cho biết, vừa qua Chính phủ đã họp để chuẩn bị đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra định hướng giải pháp năm 2025, do đó các thành viên Chính phủ phải dành thời gian góp ý, các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 - năm kết thúc nhiệm kỳ 2021-2026 của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng lưu ý đánh giá bối cảnh năm 2024; nhận diện rõ các tác động từ bên ngoài, tác động bên trong đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và phản ứng chính sách của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được Trung ương xác định, Quốc hội giao.

Thủ tướng cho biết, các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2024 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách, nợ Chính phủ… cơ bản là đạt được. Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập; có những cái chưa đạt được do nguyên nhân bên trong và bên ngoài, có những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế.

Do đó cần phân tích năm 2025 có gì khác, có gì mới với năm 2024, khách quan có gì mới, từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để thúc đẩy mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng khẳng định, phiên họp này cho thấy Chính phủ quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo đối với 1 trong 3 đột phá chiến lược là thể chế, vì thể chế là nguồn lực, động lực để huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển. Thủ tướng cho biết, vừa qua Chính phủ đã tích cực tháo gỡ về thể chế, có cái làm mới, có cái điều chỉnh, bổ sung và tháo gỡ được nhiều vướng mắc.  

Thủ tướng chia sẻ, công tác dự báo, xây dựng pháp luật hiện nay còn hạn chế, do đó phải thay đổi tư duy xây dựng pháp luật, khi ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có cái chưa đi vào thực tiễn, thậm chí còn gây khó khăn cho thực tiễn. Do đó khi làm phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, để kịp thời tháo gỡ, bổ sung, hoàn thiện thể chế.

Theo Thủ tướng, cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hoá; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.

Thủ tướng yêu cầu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành, phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thảo luận về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Nhà giáo; Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đặc biệt khi bàn về dự thảo Luật Nhà giáo, các thành viên Chính phủ đa số đồng tình với việc xây dựng luật này, tạo động lực phát triển ngành giáo dục nước nhà, đồng thời các thành viên Chính phủ cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung các vấn đề liên quan đến chính sách cho giáo viên vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, vấn đề bảo hiểm xã hội đối với giáo viên mầm non…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long biểu dương Bộ Giáo dục và đào tạo đã soạn thảo nghiêm túc, khoa học dự án luật này, đồng thời đề nghị đề nghị Bộ tiếp thu các ý kiến của các thành viên Chính phủ, nhất là các chế độ chính sách cho giáo viên cần điều chỉnh theo các ý kiến của các thành viên chính phủ, các chính sách đặc thù cần phải thuyết phục, có số liệu chứng minh mang tính thuyết phục; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.

Bảo đảm các quy định khi ban hành là hợp lý, khả thi, hiệu quả; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo Luật.

Vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, phải càng ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, nhất là những bài học từ thực tiễn quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo thời gian qua.

Thủ tướng cho biết, vấn đề trăn trở nhất là nâng cao chất lượng nhà giáo để đội ngũ nhà giáo cảm nhận sứ mệnh của mình trong điều kiện phát triển mới. Ngoài ra, còn các chế độ, chính sách, vinh danh nhà giáo… cần từng bước nghiên cứu, hoàn thiện, nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng sự nghiệp trồng người, con người là yếu tố quyết định nhất để phát huy sức mạnh con người là trung tâm, chủ thể, động lực mà điều này xuất phát từ hệ thống giáo dục, cơ sở giáo dục. Thầy cô giáo phải là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

VOV.VN - Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với 3 đồng chí Phó Thủ tướng và 2 đồng chí Bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng, giao nhiệm vụ cho các đồng chí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

VOV.VN - Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với 3 đồng chí Phó Thủ tướng và 2 đồng chí Bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng, giao nhiệm vụ cho các đồng chí.

Thủ tướng: Lâm Đồng còn nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá
Thủ tướng: Lâm Đồng còn nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá

VOV.VN - Chiều 25/8, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2023, những tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời giải quyết, một số kiến nghị để tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

Thủ tướng: Lâm Đồng còn nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá

Thủ tướng: Lâm Đồng còn nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá

VOV.VN - Chiều 25/8, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2023, những tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời giải quyết, một số kiến nghị để tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

Thủ tướng: Muốn giữ vững an ninh, trật tự thì người dân phải có cuộc sống ấm no
Thủ tướng: Muốn giữ vững an ninh, trật tự thì người dân phải có cuộc sống ấm no

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, muốn giữ vững an ninh, trật tự thì căn cơ nhất là người dân phải có cuộc sống ấm no; cốt lõi của bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau...

Thủ tướng: Muốn giữ vững an ninh, trật tự thì người dân phải có cuộc sống ấm no

Thủ tướng: Muốn giữ vững an ninh, trật tự thì người dân phải có cuộc sống ấm no

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, muốn giữ vững an ninh, trật tự thì căn cơ nhất là người dân phải có cuộc sống ấm no; cốt lõi của bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau...