Thủ tướng chỉ đạo không để nợ đọng văn bản pháp luật

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành phải dảo đảm tính kịp thời, đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo chất lượng của các văn bản  pháp luật.

Trong hai ngày (từ 16-17/7), tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã tổ chức phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe các tờ trình từ các Bộ chủ trì soạn thảo, báo cáo thẩm định và tập trung thảo luận, cho ý kiến về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương; dự án Luật Dân số; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chức năng xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách,… của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước muốn đi vào cuộc sống phải được thể chế hóa, cụ thể hóa bằng luật pháp, bằng cơ chế, chính sách. Luật pháp có tốt, đúng, phù hợp thì công tác quản lý điều hành của Nhà nước sẽ hiệu lực, hiệu quả và ngược lại.

“Bảo đảm tính kịp thời, đúng tiến độ, không để chậm trễ, không để nợ đọng văn bản; đồng thời đảm bảo chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, đó là tính hợp pháp, hợp hiến, khả thi” - Thủ tướng yêu cầu.

Xác định rõ vai trò của Chính phủ, mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Xác định rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan hành pháp và cơ quan chấp hành của Quốc hội là ý kiến của các thành viên Chính phủ trong thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn liên quan đến dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) như vị trí, chức năng của Chính phủ; vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;… Các ý kiến cũng đề nghị trong xây dựng dự án luật cần bám sát hơn nữa vào tinh thần và các quy định cụ thể của Hiến pháp 2013; thể hiện rõ hơn quy định về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ chung; sự phân cấp, phân quyền trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước; đề cao sự chủ động của các thành viên Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành…

Thảo luận Dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương, ý kiến phát biểu của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, dự án luật cần bám sát, thể chế hóa các quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương; bảo đảm được sự thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, phát huy dân chủ. Các thành viên Chính phủ cũng tập trung làm rõ những vấn đề lớn của dự án luật như về mô hình tổ chức chính quyền địa phương; tổ chức và tên gọi cơ quan hành chính quận, phường; mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm thành viên UBND các cấp;…

Cho ý kiến về những định hướng lớn trong xây dựng dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến phát biểu, đóng góp ý kiến của các thành viên Chính phủ để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện 2 dự án luật này trên tinh thần bám sát Hiến pháp, thực tiễn và kế thừa các luật hiện hành.

Thảo luận các dự án Luật Dân số, Luật Kế toán, và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thảo luận về Dự án Luật Dân số (có 9 chương, 59 điều), các thành viên Chính phủ đã khẳng định sự cần thiết xây dựng dự án Luật này; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến vào những nội dung lớn của dự án luật.

Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, các thành viên Chính phủ cho rằng, sau 10 năm thực hiện Luật Kế toán cho thấy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán; tạo điều kiện phát triển ngành kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng như tạo điều kiện tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong lĩnh vực kế toán.

Với 17 chương, 162 điều, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu cụ thể, quy định rõ về khái niệm về văn văn bản quy phạm pháp luật; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; việc tăng cường dân chủ, phát huy trách nhiệm công dân trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;... nhằm đổi mới cơ chế, quy trình xây dựng, khắc phục các bất cập, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng nghe báo cáo, đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để bổ sung, hoàn thiện các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới
Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép
Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền... của Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép

Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền... của Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu giải thích rõ cơ sở tính giá xăng dầu
Thủ tướng yêu cầu giải thích rõ cơ sở tính giá xăng dầu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công thương giải thích rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến, tình hình giá xăng dầu thế giới.

Thủ tướng yêu cầu giải thích rõ cơ sở tính giá xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu giải thích rõ cơ sở tính giá xăng dầu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công thương giải thích rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến, tình hình giá xăng dầu thế giới.

Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định
Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

VOV.VN -Luật đã đăng ký chương trình với Quốc hội rồi thì cố gắng phải thực hiện đúng thời gian. Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì phải kịp thời, không để nợ.

Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

VOV.VN -Luật đã đăng ký chương trình với Quốc hội rồi thì cố gắng phải thực hiện đúng thời gian. Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì phải kịp thời, không để nợ.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Hai bên cũng đã trao đổi về những nội dung cụ thể trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và các vấn đề ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Hai bên cũng đã trao đổi về những nội dung cụ thể trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và các vấn đề ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương