Thủ tướng chủ trì hội nghị bàn về phát triển vùng trung du và miền núi Bắc bộ

VOV.VN - Hội nghị bàn về phát triển vùng trung du và miền núi Bắc bộ diễn ra sáng 27/8 có sự tham dự của lãnh đạo các ban, bộ, ngành và 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc, 5 tỉnh đồng bằng Sông Hồng.

Sáng nay (27/8) tại tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp, Giao thông Vận tải; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành và 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc, 5 tỉnh đồng bằng Sông Hồng, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN. Vùng gồm 14 tỉnh với diện tích hơn 95.000 km2, là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc. Dân số gần 13 triệu người, đóng góp 8,54% GDP cả nước.

Đây là vùng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, giàu tài nguyên, khoáng sản, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc. Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển vùng. Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng trong thời gian gần đây đều đưa ra định hướng phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong mối quan hệ giữa các vùng và cả nước.

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 37 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, tăng trưởng GRDP không ngừng được cải thiện, đều đạt mức cao nhất cả nước; bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt khoảng 9,3%. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng vẫn đạt 6,28%, cao hơn tốc độ tăng GDP bình quân cả nước và cao nhất trong 6 vùng kinh tế. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong vùng và cả nước. Tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức và những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết số 11 về phương hướng phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc với tinh thần trách nhiệm rất cao của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển của vùng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc trong vùng.

Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 96 ngày 01/8/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị với mục đích, yêu cầu, các chỉ tiêu cụ thể và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

20220827_074924.jpg

Trong thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, họp với các địa phương trong vùng để bàn các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển KTXH các địa phương trong vùng và toàn vùng. Trong đó về quan điểm phát triển vùng sẽ bám sát 5 quan điểm theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị gồm: Vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; chú trọng phát triển vùng nhanh và bền vững; Yêu cầu phát triển vùng phải phù hợp với Chiến lược phát triển KTXH của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia; Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

Nghị quyết 11 đề ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trong đó lưu ý trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển nhanh của cả nước; trong đó có 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước.

Trên cơ sở đó  Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 là: Tăng trưởng GRDP vùng đạt 8 - 9%/năm (cả nước khoảng 7%); Tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40% (cả nước là trên 50%); có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%; trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40% (cả nước là 35 - 40%). Tỉ lệ nghèo đa chiều giảm 2 - 3%/năm.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định số 999 của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/8/2022 về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc do Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh là Chủ tịch; Công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị.

Trước đó cũng trong sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành địa phương đã cắt băng khai mạc triển lãm ảnh, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người Trung du và miền núi phía Bắc và chương trình xúc tiến đầu tư cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chung tay hành động vì một Tây Bắc xanh, bền vững, toàn diện
Chung tay hành động vì một Tây Bắc xanh, bền vững, toàn diện

VOV.VN - Một Tây Bắc xanh, bền vững, toàn diện là mục tiêu, là bức tranh viễn cảnh đẹp đẽ. Nhưng để trở thành hiện thực, cần phải có những hành động quyết liệt và mạnh mẽ ngay ở thời điểm hiện tại.

Chung tay hành động vì một Tây Bắc xanh, bền vững, toàn diện

Chung tay hành động vì một Tây Bắc xanh, bền vững, toàn diện

VOV.VN - Một Tây Bắc xanh, bền vững, toàn diện là mục tiêu, là bức tranh viễn cảnh đẹp đẽ. Nhưng để trở thành hiện thực, cần phải có những hành động quyết liệt và mạnh mẽ ngay ở thời điểm hiện tại.

Thủ tướng: Sớm đưa Sơn La thành một động lực tăng trưởng của Tây Bắc
Thủ tướng: Sớm đưa Sơn La thành một động lực tăng trưởng của Tây Bắc

VOV.VN - Thủ tướng gợi ý, Sơn La phải tập trung cho xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu và nâng cấp, cải tạo sân bay Nà Sản.

Thủ tướng: Sớm đưa Sơn La thành một động lực tăng trưởng của Tây Bắc

Thủ tướng: Sớm đưa Sơn La thành một động lực tăng trưởng của Tây Bắc

VOV.VN - Thủ tướng gợi ý, Sơn La phải tập trung cho xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu và nâng cấp, cải tạo sân bay Nà Sản.

Sơn La là "hiện tượng" trong phát triển kinh tế ở Tây Bắc
Sơn La là "hiện tượng" trong phát triển kinh tế ở Tây Bắc

VOV.VN - Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho rằng Sơn La là một "hiện tượng" trong phát triển kinh tế đối với các tỉnh Tây Bắc nói riêng và nhiều tỉnh khác nói chung.

Sơn La là "hiện tượng" trong phát triển kinh tế ở Tây Bắc

Sơn La là "hiện tượng" trong phát triển kinh tế ở Tây Bắc

VOV.VN - Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho rằng Sơn La là một "hiện tượng" trong phát triển kinh tế đối với các tỉnh Tây Bắc nói riêng và nhiều tỉnh khác nói chung.