Thủ tướng chủ trì Hội nghị nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến

VOV.VN - Sáng nay (31/8), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; về phía lãnh đạo thành phố Đà Năng có Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, cùng lãnh đạo các bộ ngành cơ quan trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối đến 63 tỉnh thành phố trên cả nước.

Hội nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, chuyển đổi số là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta, là công việc được đặc biệt quan tâm, thường xuyên theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao và quyết liệt triển khai nhanh chóng, hiệu quả và thực chất. Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định 03 trụ cột gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; trong đó Chính phủ số có vai trò kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển KTXH và quản lý xã hội với một trong những trọng tâm, cốt lõi là phát triển, nâng cao hiệu quả công tác cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, tổ chức thực hiện quyết liệt nhiều chiến lược, kế hoạch hành động, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Nhờ đó chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả khu vực công và khu vực tư, từ Trung ương đến địa phương, thành thị đến nông thôn, từ các cháu nhỏ đến các ông, các bà, chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người";

Tư duy, hành động, thói quen của cơ quan hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính chuyển dần từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất các hoạt động kinh tế, xã hội; Xuất hiện nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chuyển đổi số nói chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng như các bộ: Công an, Tài Chính, Công Thương; các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, ĐàNẵng, Cà Mau, Tây Ninh...

Cùng với đó Thủ tướng chỉ rõ, một số lãnh đạo các cấp chưa thực sự quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đối số, nâng cao trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, chất lượng phục vụ; Thể chế số, hạ tầng số, nền tảng số, ứng dụng số, cơ sở dữ liệu quốc gia, nhân lực số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin chưa đáp ứng yêu cầu; Hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng, mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn trình...

Đồng thời, phải đối mặt, giải quyết những thách thức rất lớn, phải đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình vận động phát triển rất nhanh của các hoạt động kinh tế, xã hội.

Thủ tướng chỉ rõ, chúng ta không thể thực hiện giao dịch, thủ tục điện tử trên nền tảng hồ sơ, chứng từ nửa thủ công, nửa điện tử. Cần số hóa một lượng lớn thông tin giấy tờ, kết nối, chia sẻ, đồng bộ hóa lượng lớn cơ sở dữ liệu, dịch vụ công do các bộ, ngành địa phương quản lý trong tổng thể nền hành chính công quốc gia và giữa thông tin trong nước với khu vực, quốc tế, thể chế hóa, đảm bảo tính pháp lý và sử dụng rộng rãi các kết quả điện tử từ dịch vụ công trực tuyến;

Nguồn lực Nhà nước có hạn, trong khi chuyển đổi số phải phát triển đồng thời đồng thời các nền tảng quan trọng: Thể chế số, hạ tầng số, cơ sở dữ liệu quốc gia; Nền tảng số; Nhân lực số. Theo Thủ tướng nguồn lực bắt nguồn từ dư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân làm nên lịch sử, phải huy động nguồn lực xã hội để chuyển đổi số. 

Thủ tướng khẳng định, phát triển sản phẩm công nghệ số Việt Nam trước hết phải phục vụ tốt nhu cầu của người Việt Nam, rồi vươn ra khu vực và thế giới; Chuyển đổi số càng nhanh, người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến càng nhiều đòi hỏi bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin càng cao, đồng thời xây dựng và phát triển văn hóa số của người Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá đúng những kết quả đạt được trong chuyển đổi số quốc gia nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện, từ tư duy đến nhận thức. Chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả để tham khảo nhân rộng; và thẳng thắn chỉ a những thách thức, tồn tại, bất cập, nhất là những điểm nghẽn; Chỉ ra nguyên nhân cả khách quan và chủ quan và bài học kinh nghiệm; Xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới để hướng tới chuyển đổi số, thực hiện thủ tục hành chính 4 không: không giấy tờ, không tiếp xúc nếu pháp luật không yêu cầu, không tiền mặt, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách dùng VneID đăng nhập hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, các bộ, ngành
Cách dùng VneID đăng nhập hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, các bộ, ngành

VOV.VN - Theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử, từ 1/7/2024, người dân sẽ sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành (như Cổng dịch vụ công Bộ Công an, BHXH Việt Nam,…). Công dân có tài khoản VNeID thực hiện các bước sau để liên kết tài khoản.

Cách dùng VneID đăng nhập hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, các bộ, ngành

Cách dùng VneID đăng nhập hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, các bộ, ngành

VOV.VN - Theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử, từ 1/7/2024, người dân sẽ sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành (như Cổng dịch vụ công Bộ Công an, BHXH Việt Nam,…). Công dân có tài khoản VNeID thực hiện các bước sau để liên kết tài khoản.

Cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội bị mất hơn 2 tỷ đồng
Cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội bị mất hơn 2 tỷ đồng

VOV.VN - Sau khi cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo theo yêu cầu của kẻ tự xưng công an, chị L. ở Tây Hồ, Hà Nội thấy điện thoại bị treo, sau đó tài khoản mất hơn 2 tỷ đồng.

Cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội bị mất hơn 2 tỷ đồng

Cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội bị mất hơn 2 tỷ đồng

VOV.VN - Sau khi cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo theo yêu cầu của kẻ tự xưng công an, chị L. ở Tây Hồ, Hà Nội thấy điện thoại bị treo, sau đó tài khoản mất hơn 2 tỷ đồng.

Bị chiếm đoạt tài sản do cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo
Bị chiếm đoạt tài sản do cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

VOV.VN - Công an thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo tới người dân về việc bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.

Bị chiếm đoạt tài sản do cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

Bị chiếm đoạt tài sản do cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

VOV.VN - Công an thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo tới người dân về việc bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.