Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, các Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các địa phương Vùng ĐBSCL, lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương.

Theo quy hoạch được phê duyệt, khu vực ĐBSCL có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.188km. Trước nhiệm kỳ này, toàn vùng chỉ có 39 km đường cao tốc, không có dự án nào được chuẩn bị đầu tư xây dựng. Với sự quyết liệt của Trung ương và quyết tâm của các địa phương, từ nơi được coi là “vùng trũng” cao tốc, đến nay, mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối tại ĐBSCL đã chuyển biến rõ nét.

Đến nay, toàn vùng có 120 km đường bộ cao tốc đã được đưa vào khai thác; có 428 km đường bộ cao tốc đang triển khai thi công và đang phấn đấu để cơ bản hoàn thành năm 2025 ; có 215 km đang nghiên cứu  để chuẩn bị đầu tư . Hướng đến mục tiêu sau năm 2025, toàn vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 548 km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác và đến năm 2030 là 763km.

Các địa phương, nhà thầu, đơn vị thi công đã trưởng thành, lớn mạnh hơn, đã làm chủ và triển khai được các dự án quy mô lớn; Đã bố trí được phần lớn nguồn vật liệu san lấp cho các dự án khu vực phía Nam với khoảng trên 37 triệu m3 trong tổng số nhu cầu khoảng 65 triệu m3. Công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đạt tiến độ, trên 90% mặt bằng được bàn giao, nhiều dự án đã hoàn thành 100%. Công tác hỗ trợ tái định cư và chăm lo đời sống cho Nhân dân được các địa phương chú trọng, thực hiện tốt. Tình hình an ninh, trật tự,  an toàn xã hội tại các khu vực dự án được bảo đảm.

Phát biểu mở đầu hội nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cách đây 3 tháng ông và các lãnh đạo Chính phủ một số bộ, ngành vào kiểm tra tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia vùng ĐBSCL và đã họp để giải quyết một số công việc liên quan đến vướng mắc. Hội nghị hôm nay để đánh giá kiểm kiểm lại sau 3 tháng công việc đã chuyển biến được những cái gì? chưa chuyển biến gì? vì sao?  Để thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với việc phát triển hạ tầng chiến lược nói chung, đặc biệt là vùng ĐBSCL.

Thủ tướng chỉ rõ, hội nghị này với mục tiêu là đánh giá lại tình hình trên cơ sở đó xem cái gì làm tốt rồi để rút ra bài học quý, kinh nghiệm hay, để triển khai tiếp và xem lại những gì vướng mắc cần tháo gỡ. Ví dụ như nguyên vật liệu, các thủ tục, vấn đề vốn, vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, triển khai trên thực địa của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát, nhà thầu thi công còn vấn đề gì không? Có gì vướng mắc là phải giải quyết nhanh, làm rốt ráo dứt điểm, tinh thần là quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và làm việc có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đấy, không để trì trệ không để kéo dài, với tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, trên tinh thần rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ thời gian, rõ sản phầm, rõ trách nhiệm để dễ kiểm điểm, đánh giá.

Thủ tướng chỉ rõ, ĐBSCL có nhiều lợi thế nhưng hạ tầng chiến lược hiện nay vẫn còn rất khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông, kéo theo vận chuyển hàng hóa sẽ khó khăn, tăng chi phí Logistic, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa; không gian phát triển mới để tạo ra động lực thì chưa được phát huy, mọi thứ cứ "loay hoay" không tái cơ cấu lại kinh tế được theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn và tích cực đổi mới sáng tạo với xu hướng mới.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị phải tích cực đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong thi công các công trình trọng điểm; thúc đẩy phân cấp, phân quyền theo tinh thần Hội nghị Trung ương 10 là “địa phương làm, địa phương quyết, địa phương chịu trách nhiệm”, các tỉnh, thành phố cũng cần ủng hộ tinh thần này, các bộ ko thể làm hết được; cần kiên quyết xoá bỏ cơ chế “xin-cho”; tích cực dùng 1 luật sửa nhiều luật. Các bộ, ngành chỉ tập trung vào công tác quản lý nhà nước, là xây dựng kế hoạch, chương trình, luật pháp, cơ chế, chính sách, quy hoạch; xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát đầu ra… Chính phủ rất sốt ruột vì các dự án hạ tầng giao thông chậm triển khai.

Thủ tướng đề nghị, sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải hội nghị sẽ tiếp tục bàn tiếp về phát triển các sân bay, bến cảng, nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL. Về dự án cảng Cái Cui, nạo vét kênh Chánh Bố, nhất là việc mở rộng sân bay Cà Mau chậm triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải ngồi lại với nhau rà soát, chỉ rõ nguyên nhân chậm vì sao, do đâu? Từ đó phải rà soát từng việc, có giải pháp thúc đẩy, triển khai nhanh các thủ tục đầu tư. "Chúng ta không thể để chậm chỉ vì lý do thủ tục, trong khi nhân dân ngày đêm mong chờ, yêu cầu phát triển phải có sân bay". Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, tỉnh Cà Mau phải nỗ lực hoàn thành dự án sân bay Cà Mau, máy bay cất hạ cánh được vào dịp 30/4/2025, không được chần chừ nữa.

Thủ tướng đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo vấn đề vướng nguyên vật liệu đất, đá, cát; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo về nguồn vốn; các địa phương báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng, cân đối nguồn nguyên liệu san lấp; các địa phương có nguồn vật liệu cát san lấp báo cáo rõ tình hình cung ứng cho các dự án, cả vấn đề cát biển; vấn đề nguồn vật liệu đá, các địa phương chưa thực hiện được thì phải báo cáo rõ, tất cả phải đi vào các vấn đề cụ thể, không lan man. Thủ tướng lưu ý, thời gian từ nay đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng không còn nhiều, nếu chúng ta không tích cực phát triển hạ tầng giao thông thì không có tiền đề cho nhiệm kỳ sau vươn mình phát triển.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến đi thẳng vào nội dụng, chỉ rõ vướng mắc, có địa chỉ tháo gỡ, cái gì làm tốt thì phát huy, rút kinh nghiệm mở rộng ra; yêu cầu khen thưởng các cá nhân, tập thể làm tốt; các cá nhân, tập thể nào tham ô, tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: ĐBSCL phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh
Thủ tướng: ĐBSCL phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh

VOV.VN - Chiều 15/10, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành và 12 tỉnh, thành phố vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng: ĐBSCL phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh

Thủ tướng: ĐBSCL phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh

VOV.VN - Chiều 15/10, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành và 12 tỉnh, thành phố vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

VOV.VN - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

VOV.VN - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.