Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo Phòng, chống lãng phí

VOV.VN - Sáng nay 25/2, Ban chỉ đạo Phòng, chống lãng phí họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phiên họp thứ nhất trong bối cảnh rất đặc biệt là tổ chức bộ máy mới tinh gọn hơn của Chính phủ đã được thành lập và chuẩn bị chính thức đi vào hoạt động.

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác phòng, chống lãng phí luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang đứng trước cơ hội lịch sử để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Công tác phòng, chống lãng phí dược xem là một trong những yếu tố then chốt để gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp.

Thủ tướng cho biết, ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sau Hội nghị Trung ương 10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng đã được kiện toàn, bổ sung thêm chức năng về "phòng, chống lãng phí" và đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Một lần nữa cho thấy Trung ương đang rất coi trọng và quan tâm đối với công tác này.

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thời gian qua Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giải quyết các điểm nghẽn đang gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế như thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án theo Quyết định số 1568/QĐ-TTg; thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù và các văn bản có liên quan để thực hiện Kết luận số 77-KL/TW Bộ Chính trị về Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố" theo Quyết định số 963/QĐ-TTg.

Chính phủ đã trình và Quốc hội ban hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng trình dự thảo Nghị định quy định chi tiết nội dung của Nghị quyết số 170/2024/QH15; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10-12-2024 của Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 154 dự án điện năng lượng tái tạo; đã ban hành Công điện số 13/CĐ-TTg chỉ đạo rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai; Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước...

Với phương thức, cách làm quyết liệt như vậy, công cuộc phòng, chống lãng phí bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, phần nào giải quyết được một số tồn tại hạn chế, điểm nghẽn về lãng phí trong một số lĩnh vực.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy lãng phí vẫn còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, nhất là trong các lĩnh vực như quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động...

Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Chính vì vậy, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống lãng phí với thành phần bao gồm thủ trưởng tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ để giải quyết, xử lý dứt điểm các điểm nghẽn gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế, tạo chuyển biến mới, có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với công tác này.

Thủ tướng đề nghị đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát lại và trực tiếp chỉ đạo việc này. "Chúng ta sẽ có các cuộc họp thường xuyên hơn và sẽ có kiểm điểm rà soát tích cực hơn để giải quyết, nhất là các dự án lớn, không còn cách nào khác cả, càng để càng kéo dài càng lãng phí."

Thủ tướng chỉ rõ, cuộc họp này để cùng nhau rà soát lại các công việc đã triển khai, các kết quả đã đạt được, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới; nhất là việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài để sớm giải quyết dứt điểm, giải phóng nguồn lực cho nền kinh tế.    

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tinh thần nhìn thẳng vào sự thậ; nói đúng, nói trúng, nói thật những tồn tại, yếu kém, những cái đang gây ra lãng phí nguồn lực của đất nước từ Trung ương cho đến địa phương, cơ sở.

“Nhất là nay mai đang tiến hành sáp nhập một số cơ quan, vậy thì tài sản xử lý như thế nào? Tôi cũng đã chỉ đạo bộ Tài Chính chuẩn bị phương án xử lý tài sản làm sao cho hợp lý, khang trang, làm sao cho đầy đủ nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhưng mà không lãng phí.

Rồi về việc sáp nhập các huyện, thị, các xã, phường hiện nay như thế nào? Các địa phương phải rà soát lại, sử dụng các cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực này vào cho phát triển kinh tế xã hội chứ không thì mình cứ đi xây dựng thêm trong lúc nhiều cái có sẵn rồi mà không chịu sử dụng", Thủ tướng đặt vấn đề.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất dự kiến nội dung hoạt động năm 2025 của bộ, ngành mình phụ trách, các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện và trao đổi, thảo luận phương thức để tiếp tục phát huy vai trò của các Ban chỉ đạo đã thành lập song hành với hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: “Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im gây lãng phí"
Đại biểu Quốc hội: “Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im gây lãng phí"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo - hiện nay đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất gây lãng phí cho xã hội.

Đại biểu Quốc hội: “Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im gây lãng phí"

Đại biểu Quốc hội: “Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im gây lãng phí"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo - hiện nay đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất gây lãng phí cho xã hội.

"Cán bộ, đảng viên giữ mình trong sạch, không xa hoa, lãng phí"
"Cán bộ, đảng viên giữ mình trong sạch, không xa hoa, lãng phí"

VOV.VN - Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 42 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

"Cán bộ, đảng viên giữ mình trong sạch, không xa hoa, lãng phí"

"Cán bộ, đảng viên giữ mình trong sạch, không xa hoa, lãng phí"

VOV.VN - Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 42 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?
Người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?

VOV.VN - Bộ Chính trị quy định người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân được bảo vệ bí mật danh tính và các thông tin cá nhân khác

Người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?

Người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?

VOV.VN - Bộ Chính trị quy định người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân được bảo vệ bí mật danh tính và các thông tin cá nhân khác