Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế

VOV.VN - Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Đây là lần làm việc thứ hai của Thủ tướng với Tổ tư vấn, nhằm lắng nghe các thành viên đóng góp ý kiến với Chính phủ về các chính sách phát triển kinh tế hiện nay, công tác quản lý điều hành nền kinh tế để đạt kết quả tốt nhất các mục tiêu đề ra.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ đang tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển. Do đó, Hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xây dựng diễn ra sáng nay là hội nghị chuyên đề lớn thứ 3 trong số 15 hội nghị Chính phủ tổ chức cũng nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Góp ý vào các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế xã hội thời gian đến, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2018-2020 là 6,85%. Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.

Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách. Ba nhà này thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn. Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.

Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, mà tiêu điểm là nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế nền kinh tế, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.

Cho biết đã lắng nghe tất cả ý kiến và tiếp thu sát đáng các vấn đề mà các thành viên Tổ tư vấn nêu ra, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu, hình thành một số chính sách rõ ràng hơn. Dù cho rằng có thể lạc quan về tình hình kinh tế xã hội, nhưng Thủ tướng cũng nêu lên những thách thức đối phải đối mặt, đó là thế giới nổi lên chủ nghĩa bảo hộ thương mại, chiến tranh, còn trong nước vẫn còn những bất cập nội tại.

Do đó, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.

Tìm động lực mới cho tăng trưởng

Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng được sức sản xuất trong nước.

Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.

"Một câu hỏi lớn tôi đặt ra mà nhiều thành viên Tổ tư vấn nói và tôi rất nhất trí, đó là phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt kế hoạch từ 2018-2021. Theo tôi và các đồng chí cũng nói, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đó là cải thiện môi trường đầu tư, đó là nâng đỡ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục, đó là sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực."- Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng cũng cho rằng cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.

Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.

Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản. Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn. Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm bao nhiêu là phù hợp với Việt Nam. Và điều đặc biệt theo Thủ tướng, là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật.

Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng với những nhà trí thức uyên bác trong và ngoài nước để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Belarus
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Belarus

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn kim ngạch thương mại song phương gia tăng hơn nữa, không chỉ ở mức hơn 100 triệu USD như hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Belarus

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Belarus

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn kim ngạch thương mại song phương gia tăng hơn nữa, không chỉ ở mức hơn 100 triệu USD như hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Thái Lan bên lề GMS 6
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Thái Lan bên lề GMS 6

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng hai nước cần tìm giải pháp phấn đấu nâng kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD trước năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Thái Lan bên lề GMS 6

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Thái Lan bên lề GMS 6

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng hai nước cần tìm giải pháp phấn đấu nâng kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD trước năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi thư mừng với Thủ tướng Bỉ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi thư mừng với Thủ tướng Bỉ

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã trao đổi thư mừng nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi thư mừng với Thủ tướng Bỉ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi thư mừng với Thủ tướng Bỉ

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã trao đổi thư mừng nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn Nội các Thủ tướng Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn Nội các Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng nhận thấy mối quan hệ hai nước phát triển sâu rộng thời gian qua với sự tin cậy cao về chính trị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn Nội các Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn Nội các Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng nhận thấy mối quan hệ hai nước phát triển sâu rộng thời gian qua với sự tin cậy cao về chính trị.