Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Anh, bắt đầu lịch trình làm việc tại châu Âu

VOV.VN - Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đáp xuống sân bay Glasgow Prestwick (Scotland, Anh) lúc 7h10 (tức 14h10 giờ Việt Nam) ngày 31/10. 

Nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), thăm và làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 3/11. 

Sáng 31/10 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có cuộc gặp Thủ hiến vùng Scotland; dự lễ ra mắt đường bay thẳng Việt Nam - Anh và lễ ký công bố tổng đại lý của Hãng Bamboo Airways; tiếp lãnh đạo Trường đại học Liverpool và Đại học Hume.

Buổi chiều, Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Anh và dự lễ trao viện trợ quyên góp hỗ trợ Việt Nam chống COVID-19.

COP26 sẽ khai mạc vào trưa 1/11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và hơn 120 nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự và thảo luận. 

Tại đây, Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có phát biểu quan trọng tại diễn đàn này. Ông có nhiều hoạt động chung với Thủ tướng Anh Boris Johnson; dự và phát biểu tại sự kiện công bố cam kết giảm phát thải metan toàn cầu do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von de Leyen đồng chủ trì; gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thái tử Vương quốc Anh Charles và một số nhà lãnh đạo khác…

Ngoài các hoạt động tại COP26, trọng tâm của chuyến thăm, làm việc tại Anh và thăm chính thức Pháp (từ ngày 3 đến 5/11) là việc thảo luận các lĩnh vực hợp tác kinh tế với lịch làm việc dày đặc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các nhà lãnh đạo, các tổ chức, doanh nghiệp của hai quốc gia đều là đối tác chiến lược của Việt Nam.

Glasgow, thành phố lớn nhất xứ Scotland và lớn thứ 3 của nước Anh, trong quá khứ từng là trung tâm đóng tàu lớn nhất thế giới, nơi trung chuyển thuốc lá, phát triển công nghiệp dệt, than, thép và sản xuất vũ khí, là những ngành công nghiệp, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp

VOV.VN - Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh, thăm chính thức Cộng hòa Pháp.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp

VOV.VN - Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh, thăm chính thức Cộng hòa Pháp.

Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường
Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường

VOV.VN - Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ khai mạc từ ngày 31/10 tại Glasgow, Anh.

Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường

Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường

VOV.VN - Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ khai mạc từ ngày 31/10 tại Glasgow, Anh.

EU công bố cam kết cụ thể trước thềm Thượng đỉnh khí hậu COP26
EU công bố cam kết cụ thể trước thềm Thượng đỉnh khí hậu COP26

VOV.VN - Ủy ban châu Âu đặt ra và muốn thuyết phục các nước, đến năm 2030 cắt giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí metan so với mức của năm 2020.

EU công bố cam kết cụ thể trước thềm Thượng đỉnh khí hậu COP26

EU công bố cam kết cụ thể trước thềm Thượng đỉnh khí hậu COP26

VOV.VN - Ủy ban châu Âu đặt ra và muốn thuyết phục các nước, đến năm 2030 cắt giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí metan so với mức của năm 2020.