Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội phát triển của Tỉnh với tinh thần tự lực, tự cường.

Chiều nay (6/3) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để đánh giá kết quả phát triển KTXH năm 2021, 2 tháng đầu năm 2022 và định hướng thời gian tới; giải quyết kiến nghị, những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững. 

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết, năm 2021, Kiên Giang cũng như nhiều tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhưng cả 3 khu vực kinh tế vẫn đạt tăng trưởng (dù thấp) trong bối cảnh nhiều khó khăn. Kinh tế tăng trưởng dương, GRDP tăng 0,58%. Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 11.000 tỷ đồng, đạt dự toán HĐND tỉnh giao.

Nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng KHCN. Xây dựng nông thôn mới được chú trọng có 90/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 47.000 tỷ đồng, tăng 1,71%. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy. Tỉnh sớm thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại Phú Quốc, tạo tiền đề mở cửa du lịch quốc tế trong toàn quốc.

Quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền tuyến biên giới và biển đảo được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được được củng cố và nâng lên.

Sau khi nghe các ý kiến đại biểu phát biểu thảo luận, phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những kết mà tỉnh Kiên Giang đã đạt được trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch.

Tỉnh đã thực hiện quyết liệt, nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, chủ động, linh hoạt ứng phó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, doanh nghiệp tham gia phòng chống dịch. Tiêm vaccine được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Qua đó, tình hình cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn tỉnh trong năm 2021. Đến nay, tình hình dịch trên địa bàn được kiểm soát tốt.

Về tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm 2022, kinh tế ổn định, nhiều lĩnh vực khởi sắc. Dịch vụ phục hồi mạnh mẽ: trong 2 tháng đầu năm lượng khách du lịch đạt hơn 1 triệu lượt tăng 4,22% (trong đó, khách quốc tế là gần 19.000 lượt, chiếm 37,9% cả nước). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đạt trên 128 triệu USD, tăng 25,9%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN 2 tháng ước tính đạt trên 184 tỷ đồng, tăng 116,5% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và định hướng phát triển. Quy mô kinh tế, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, con người của tỉnh. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là một số công trình trọng điểm

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh; vận dụng, thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về phòng, chống COVID-19, Thủ tướng yêu cầu, thực hiện hiệu quả phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tạo nền tảng phục hồi nhanh, phát triển bền vững KTXH.

Tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội phát triển của tỉnh với tinh thần tự lực, tự cường; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, biến thách thức thành cơ hội, khó khăn thành động lực. Đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo bước chuyển căn bản phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa vào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất, ứng dụng KHCN tiên tiến.

Tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác công tư, nâng cao hiệu quả quản lý; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Địa phương cần chú trọng quản lý, phát triển đô thị, nhất là đô thị động lực; phát triển hạ tầng KTXH đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường tính liên kết nội tỉnh và liên kết vùng.

Bên cạnh đó, Kiên Giang cần phát triển mạnh mẽ kinh tế biển kết hợp chặt chẽ giữa tận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tập trung 4 mũi nhọn: đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; du lịch và dịch vụ; năng lượng tái tạo và cảng biển.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Bảo đảm hài hòa giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; đánh bắt xa bờ, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản; không để xảy ra đánh bắt bất hợp pháp. Bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt rừng đặc dụng. Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có tính liên ngành như: công nghiệp chế biến, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, vật liệu mới. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Địa phương cần xây dựng, hoàn thiện, triển khai hiệu quả các chiến lược, đề án tạo đột phát triển toàn diện du lịch, khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa. Chú trọng phát triển một số trung tâm du lịch với các sản phẩm du lịch có tính chuyên nghiệp và chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Kiên Giang, Phú Quốc mang tầm quốc gia và khu vực. Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại khu vực biên giới cửa khẩu.

Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Thực hiện quyết liệt cải cách thủ tục hành chính hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; không ngừng cải thiện các chỉ số về năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị hành chính công, cải cách hành chính cấp tỉnh; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường đối thoại và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển KTXH./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: ĐBSCL phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu
Thủ tướng: ĐBSCL phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ “rất trăn trở” khi ĐBSCL vẫn chưa phát triển nhanh, bền vững, chưa phát huy được hết các tiềm năng, lợi thế.

Thủ tướng: ĐBSCL phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Thủ tướng: ĐBSCL phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ “rất trăn trở” khi ĐBSCL vẫn chưa phát triển nhanh, bền vững, chưa phát huy được hết các tiềm năng, lợi thế.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL
Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL

VOV.VN - Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp tổ chức.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL

VOV.VN - Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp tổ chức.

Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

VOV.VN - Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra và dự Lễ khánh thành Công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Đây một công trình vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa mang tính biểu tượng quan trọng đối với vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

VOV.VN - Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra và dự Lễ khánh thành Công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Đây một công trình vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa mang tính biểu tượng quan trọng đối với vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.