Thủ tướng: Tiếp tục quan tâm để Hà Nội phát triển xứng đáng là “trái tim” cả nước

VOV.VN - Chiều nay (28/3), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy Hà Nội.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Đây là lần thứ 9 trong nhiệm kỳ này Thủ tướng chủ trì làm việc, chủ trì các hội nghị với Hà Nội để trực tiếp lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, giúp Thành phố phát triển mạnh mẽ hơn. Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ Hà Nội phát triển để xứng đáng là trái tim cả nước.

Theo báo cáo do Chủ tịch Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày, 3 tháng đầu năm nay, Thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Kể từ đợt bùng phát thứ tư ngày 27/01 đến nay, tức đã qua 40 ngày, Thành phố không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

3 tháng đầu năm, sản xuất kinh doanh có tín hiệu khởi sắc rõ nét. Theo đó quý 1 năm nay, kinh tế ước tăng tăng trưởng 5,17%, cao hơn mức 4,13% của quý 1 năm ngoái. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đều cao hơn so với cùng kỳ, như chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,7%, cao gấp 1,75 lần so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 6,8%; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,12 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 101,5 triệu USD. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.622 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 23.600 tỷ đồng… Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 72.745 tỷ đồng, đạt 29% dự toán, bằng 99% so với cùng kỳ, chủ yếu là thu nội địa. Riêng với lĩnh vực du lịch, do đại dịch Covid-19 nên ngành du lịch gặp khó khăn, số du khách giảm 87,7% so với cùng kỳ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm tới sự phát triển của Thủ đô và điều đó được thể hiện trong việc thời gian qua đã nghe và giải quyết nhiều kiến nghị của Hà Nội để Hà Nội: "Cho nên tinh thần Đảng, Nhà nước là tiếp tục phát triển Hà Nội để Hà Nội xứng đáng là trái tim cả nước. Trái tim của cả nước này có nhịp đập quan trọng để lan tỏa đến các ngành, cấp và địa phương. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho trái tim ấy mạnh khỏe, nhịp đập đều và mạnh để góp phần cùng cả nước tiến bước. Vì đây không chỉ là Thủ đô mà còn là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam. Đóng góp của Hà Nội vào phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh cũng thể hiện được sự thành công của nước ta. Có hai việc, thứ nhất là chỉ đạo của Chính phủ. Các bộ, ngành phải có trách nhiệm với Hà Nội. Thứ hai là có cơ chế chính sách phù hợp để Hà Nội phát triển trên tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội, có nguồn lực để Hà Nội phát triển. Tinh thần là việc gì có lợi cho Thủ đô thì nên làm".

Thủ tướng đánh giá, năm 2020, Hà Nội là đã có thành quả tốt về mọi mặt, tăng trưởng kinh tế gấp 1,4 lần cả nước, quy mô nền kinh tế đã đạt 45 tỷ USD, vượt thu 25.000 tỷ đồng. Bộ mặt Thủ đô có sự thay đổi nhanh chóng, nhất là về xây dựng nông thôn mới về đích sớm hai năm. Hà Nội đã phấn đấu trồng mới 1 triệu cây xanh. Chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Nhờ nỗ lực cải cách hành chính nên câu nói “Hà Nội không vội được đâu” không còn được nhắc đến. Công tác chống dịch của đô thị lớn Hà Nội thời gian qua rất quyết liệt, cụ thể và đạt kết quả tốt. Trong năm qua, Hà Nội đã chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.

Thủ tướng cũng đánh giá cao Hà Nội đạt kết quả tích cực mọi mặt trong 3 tháng đầu năm nay, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, kiểm soát tốt dịch bệnh và tiếp tục phát triển kinh tế; thúc đẩy phát triển thành phố thông minh.

Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu một số hạn chế, tồn tại của Hà Nội, như Thành phố chưa trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng thiết yếu còn chậm; quy hoạch đô thị vệ tinh còn chậm và lúng túng trong xử lý chung cư cũ. Công tác quản lý trật tự, xây dựng đất đai, đô thị, môi trường có lúc, có nơi chưa làm tốt.

Nêu thực tế đó, về nhiệm vụ phát triển Hà Nội thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lại vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế của cả nước, Trung ương trông về Thủ đô. Do đó, Hà Nội cần phấn đấu để trở thành Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả vật chất và tinh thần.

Thủ tướng cũng thống nhất với tầm nhìn, quan điểm phát triển của Hà Nội, giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hội nhập, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại…, một Thủ đô hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam, hài hòa giá trị văn hóa nhân loại thế giới, một thành phố đáng sống: "Hà Nội có dày đặc di sản vật thể và phi vật thể. Chúng ta cần có kế hoạch đầu tư, tôn tạo, giữ gìn. Do đó Hà Nội cần làm việc này để giữ gìn các di sản này, trong đó có Hoàng thành Thăng Long, chưa là nơi thu hút du khách trong nước và quốc tế. Vấn đề mở rộng không gian thành phố, phát triển đô thị vệ tinh chưa thực hiện được cũng cần làm rõ hơn. Cho nên mở rộng không gian thành phố là rất quan trọng, cả phía Bắc, phía Nam và phía TâY".

Với 4 triệu dân ở khu vực nông thôn, Thủ tướng cho rằng, xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội là câu chuyện dài kỳ. Hà Nội cần tiếp túc phát triển Hà Nội trên phương diện xanh, sạch, bảo tồn và kỷ cương; quan tâm vấn đề xây dựng, quản lý quy hoạch hiện đại, bảo tồn, phát huy văn hóa, xây dựng Thành phố năng động, hội nhập, Thành phố kiến tạo phát triển, môi trường thuận lợi, Thành phố đáng sống…  

Để thực hiện điều đó, Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của Thành phố với chương trình hành động cụ thể. Thành phố phải đi đầu thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ. Thực hiện tốt việc chuẩn bị cho công tác bầu cử HĐND các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội.

Hà Nội cũng cần tiên phong thực hiện mục tiêu kép; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, dựa trên cơ sở của việc thực hiện 3 đột phá chiến lược. Theo đó, Hà Nội cần tìm ra những mô hình mới mẻ để đóng góp vững chắc cho Hà Nội phát triển, trong đó phát triển kinh tế đô thị vẫn là tiềm năng rất lớn của Hà Nội.

Về các kiến nghị của Hà Nội, Thủ tướng cũng đồng ý về chủ trương việc cần điều chỉnh lại quy hoạch của Hà Nội liên quan đến vùng Thủ đô và phát triển Bắc Hà Nội qua sông Hồng, các vành đai 3,4,5. Thủ tướng cũng cho ý kiến về việc điều tiết ngân sách của Hà Nội về Trung ương; vấn đề hỗ trợ Thành phố thực hiện các dự án trọng điểm…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng phê duyệt chủ trương dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên
Thủ tướng phê duyệt chủ trương dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng phê duyệt chủ trương dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên

Thủ tướng phê duyệt chủ trương dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng: Phải lên rừng, xuống biển để trực tiếp tháo gỡ khó khăn của đất nước, nhân dân
Thủ tướng: Phải lên rừng, xuống biển để trực tiếp tháo gỡ khó khăn của đất nước, nhân dân

VOV.VN - Quán triệt các nội dung của Chiến lược và Phương hướng, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XIII, Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy Đảng, các bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện.

Thủ tướng: Phải lên rừng, xuống biển để trực tiếp tháo gỡ khó khăn của đất nước, nhân dân

Thủ tướng: Phải lên rừng, xuống biển để trực tiếp tháo gỡ khó khăn của đất nước, nhân dân

VOV.VN - Quán triệt các nội dung của Chiến lược và Phương hướng, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XIII, Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy Đảng, các bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện.

Thủ tướng đặt vấn đề đưa Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về quy mô kinh tế 
Thủ tướng đặt vấn đề đưa Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về quy mô kinh tế 

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khả năng này có thể đạt được nếu chúng ta quyết tâm.

Thủ tướng đặt vấn đề đưa Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về quy mô kinh tế 

Thủ tướng đặt vấn đề đưa Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về quy mô kinh tế 

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khả năng này có thể đạt được nếu chúng ta quyết tâm.