Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các nội dung trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các dự án luật: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày (5–7/2/2025. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ phát biểu khai mạc và bế mạc phiên họp.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án luật: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Cùng với đó là các Nghị quyết của Quốc hội về: cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội; về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cũng sẽ được trình, xem xét.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đây là là những dự án luật, nghị quyết sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (dự kiến diễn ra trong tháng 2/2025) để phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Hóa chất (sửa đổi); Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch     Hồ Chí Minh.

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2025; dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường để xem xét nhiều nội dung cấp thiết
Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường để xem xét nhiều nội dung cấp thiết

VOV.VN - Quốc hội khóa XV dự kiến họp kỳ bất thường vào cuối tháng 2/2025 để tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường để xem xét nhiều nội dung cấp thiết

Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường để xem xét nhiều nội dung cấp thiết

VOV.VN - Quốc hội khóa XV dự kiến họp kỳ bất thường vào cuối tháng 2/2025 để tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đổi mới tư duy lập pháp trên tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”
Đổi mới tư duy lập pháp trên tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

VOV.VN - Quốc hội khóa XV tiếp tục để lại dấu ấn sâu sắc qua hàng loạt quyết sách hệ trọng trong năm 2024. Đặc biệt là sự đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp một cách chủ động, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Đổi mới tư duy lập pháp trên tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Đổi mới tư duy lập pháp trên tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

VOV.VN - Quốc hội khóa XV tiếp tục để lại dấu ấn sâu sắc qua hàng loạt quyết sách hệ trọng trong năm 2024. Đặc biệt là sự đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp một cách chủ động, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.