Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường để xem xét nhiều nội dung cấp thiết

VOV.VN - Quốc hội khóa XV dự kiến họp kỳ bất thường vào cuối tháng 2/2025 để tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Sáng nay (7/1), tại Phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Sửa một số luật phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, căn cứ đề xuất của các cơ quan và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 07 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Theo đó, Quốc hội dự kiến xem xét 3 luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Bên cạnh đó, 4 dự thảo nghị quyết cũng được trình, gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Ngoài ra, Quốc hội còn xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có).

Đối với 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất, Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm các dự án: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, đồng thời, đề nghị các ủy ban liên quan theo lĩnh vực phụ trách cho ý kiến về vấn đề trên. 

Tổng Thư ký Quốc hội sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự kiến Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV trên cơ sở ý kiến chỉ đạo và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội trong khoảng 4,5 ngày, diễn ra theo 2 đợt để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua. Kỳ họp dự kiến khai mạc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2/2025.

Trường hợp trình Quốc hội dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng… thì thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.

Tổng Thư ký Lê Quang Tùng cho biết, đến nay, toàn bộ các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đều đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu; một số nội dung chưa bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến. 

Để bảo đảm thành công của Kỳ họp, góp phần triển khai đồng bộ, hiệu quả chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chậm nhất tại Phiên họp thứ 42 (tháng 2/2025) và gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 3 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Các nội dung phải được đánh giá tác động chính sách đầy đủ, nghiêm túc; đảm bảo chất lượng thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tại Kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung nhiều luật, nghị quyết để phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động tổ chức tiếp xúc cử tri theo cách thức phù hợp để thông tin đến cử tri về các nội dung của kỳ họp, tiếp tục lan tỏa sâu cho các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, tạo sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương.

Làm việc ngày đêm để chuẩn bị kỹ lưỡng

Phát biểu bế mạc phiên họp 41, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, thời gian chuẩn bị không còn nhiều, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, trong khi các nội dung được xem xét rất quan trọng để phục vụ sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy, nên các cơ khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9. 

“Hôm nay mới xem xét sơ bộ, tới đây cụ thể là gì phải rõ, cụ thể, làm việc ngày đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật” – ông Trần Thanh Mẫn nói.

Về nội dung kỳ họp sắp tới, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội bên cạnh xem xét sửa một số luật để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, còn xem xét sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để Chính phủ có thể sửa nghị định, thông tư nhằm điều hành KTXH ngay tháng đầu, quý đầu năm 2025. Cùng với đó nhiều nghị quyết cũng được trình Quốc hội. 

Do đó, khi Chính phủ đảm bảo điều kiện hồ sơ trình thì UBTVQH cho ý kiến để gửi ngay đại biểu Quốc hội. Các cơ quan của Quốc hội phối hợp, giám sát để đôn đốc thẩm tra từ sớm, từ xa một cách kỹ lưỡng, sớm và đầy đủ.

Cùng với chuẩn bị cho kỳ bất thường, các cơ quan cần tập trung cao để triển khai tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp tinh gọn bộ máy, hoàn thiện các văn bản trình Hội nghị Trung ương giữa tháng 2/2025, nhất là các nhiệm vụ cần hoàn thành trước 15/1 theo chỉ đạo.

Bên cạnh nhiệm vụ then chốt nêu trên, các cơ quan phải chuẩn bị tốt, tổ chức thành công Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát và một số hội nghị quan trọng khác.

“Khối lượng công việc sắp tới rất nặng nề, mong các cơ quan, đơn vị của Quốc hội và Chính phủ tích cực, khẩn trương thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Cứ nói ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhưng chưa thấy đánh giá tổng thể"
"Cứ nói ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhưng chưa thấy đánh giá tổng thể"

VOV.VN - Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đoàn giám sát tối cao của Quốc hội trong kế hoạch giám sát cần quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường ở Hà Nội, đánh giá làm rõ nguyên nhân.

"Cứ nói ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhưng chưa thấy đánh giá tổng thể"

"Cứ nói ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhưng chưa thấy đánh giá tổng thể"

VOV.VN - Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đoàn giám sát tối cao của Quốc hội trong kế hoạch giám sát cần quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường ở Hà Nội, đánh giá làm rõ nguyên nhân.

"Yên tâm về nguồn chi hỗ trợ thất nghiệp khi tinh giản biên chế"
"Yên tâm về nguồn chi hỗ trợ thất nghiệp khi tinh giản biên chế"

VOV.VN - “Nếu có phát sinh chi cho những viên chức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị định 178 thì nguồn quỹ để chi vẫn có. Hiện nay kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khoảng 63.000 tỉ đồng, nên nguồn chi để giải quyết chắc chắn yên tâm”.

"Yên tâm về nguồn chi hỗ trợ thất nghiệp khi tinh giản biên chế"

"Yên tâm về nguồn chi hỗ trợ thất nghiệp khi tinh giản biên chế"

VOV.VN - “Nếu có phát sinh chi cho những viên chức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị định 178 thì nguồn quỹ để chi vẫn có. Hiện nay kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khoảng 63.000 tỉ đồng, nên nguồn chi để giải quyết chắc chắn yên tâm”.

"Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng BCĐ phát triển khoa học - công nghệ"
"Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng BCĐ phát triển khoa học - công nghệ"

VOV.VN - “Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số trước đây đã quan trọng nhưng khi có Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị thì càng quan trọng gấp đôi, gấp ba, phải mang tính chất đột phá để phát triển. Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển KH-CN, chuyển đổi số…”.

"Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng BCĐ phát triển khoa học - công nghệ"

"Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng BCĐ phát triển khoa học - công nghệ"

VOV.VN - “Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số trước đây đã quan trọng nhưng khi có Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị thì càng quan trọng gấp đôi, gấp ba, phải mang tính chất đột phá để phát triển. Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển KH-CN, chuyển đổi số…”.