Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại CEO Summit
VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình, an toàn, và thịnh vượng chung.
VOV xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit):
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước các CEO của APEC. Ảnh: Chinhphu.vn
"Tôi rất vui mừng có mặt tại Đà Nẵng và rất vui mừng được gặp lại các bạn. Đà Nẵng thực sự là thành phố tươi đẹp và tôi đã chứng kiến điều đó trên đường từ sân bay về đây. Khu vực của chúng ta gồm châu Á - Thái Bình Dương là phần lớn nhất của kinh tế toàn cầu và là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng toàn cầu.
Cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp hết sức quan trọng trong phát triển, trong khi cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục tìm ra con đường mới. Đó là lý do vì sao trong cuộc họp APEC trong những năm gần đây tôi luôn dành thời gian để gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, để thảo luận với các bạn những biện pháp để đối mặt với các thách thức.
Đã qua 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong thập kỷ vừa rồi cộng đồng quốc tế đã hợp tác cùng nhau, dẫn đường cho nền kinh tế phục hồi. Nhờ nỗ lực của chúng ta, nền kinh tế hiện nay đã cải thiện cho dù còn nhiều nguy cơ thách thức. Thương mại và đầu tư toàn cầu đang phát triển trở lại, con người ngày càng lạc quan về triển vọng thị trường và tài chính. Sự tự tin đã quay trở lại ở mọi nền kinh tế.
Phát triển là một con đường không có điểm kết mà chỉ có một điểm bắt đầu này sang điểm bắt đầu khác. Theo như một hiền giả Trung Quốc đã từng nói “chúng ta cần nhìn về tương lai, chứ không nhìn vào quá khứ”. Chúng ta đang sinh sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi sâu sắc thêm. Chúng ta cần theo dõi xu thế của nền kinh tế thế giới, nhận định chiều hướng mới, duy trì đúng đường hướng và theo đó hành động. Chúng ta đang chứng kiến thay đổi sâu sắc trong động lực phát triển.
Các quốc gia đang dựa vào cải cách và đổi mới để đối mặt với thách thức và đạt được tăng trưởng. Những triển vọng cải cách cơ cấu đang mở ra với những ảnh hưởng tích cực đang giúp tăng cường ở nhiều nước. Sự phát triển mới của công nghệ và công nghiệp đang dần được thêm đà mới, nền kinh tế số và nền kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng, những ngành công nghiệp mới cũng như những dạng thức doanh nghiệp mới đang phát triển nhanh chóng. Do đó những động lực mới đang được tạo ra.
Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong mô thức phát triển toàn cầu, theo thời gian phát triển đang có ảnh hưởng lớn hơn, tầm nhìn về phát triển sáng tạo, phát triển xanh và điều ngày ngày càng được sự ủng hộ của công chúng. Để có thể đạt được phát triển cao hơn, bền vững hơn đây đã trở thành 1 mục tiêu chung của toàn cầu. Để thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những thách thức khác mang tính toàn cầu, đây là điểm đồng thuận chung của cộng đồng.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa kinh tế có những đóng góp rất lớn cho phát triển toàn cầu. Và đây là xu thế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa cũng phải đối mặt với những điều chỉnh mới cả về dạng thức cũng như về bản chất. Trong quá trình theo đuổi toàn cầu hóa, chúng ta cần làm sao để quá trình này mở hơn, bao trùm hơn, cân bằng hơn, mang lại lợi ích, sự bình đẳng hơn có lợi cho tất cả mọi người.
Quản trị toàn cầu đang thay đổi, môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi đòi hỏi hệ thống quản trị toàn cầu cũng phải thay đổi tương ứng. Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương cùng theo đuổi phát triển chung thông qua xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai của mọi người. Tôi tin rằng đây là điều cần phải làm.
Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong kinh tế toàn cầu chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người, mỗi nước đi một đường. Đây là câu trả lời của chúng ta: chúng ta phải đi cùng với thời đại, đáp ứng được trách nhiệm của mình.
Thứ nhất, chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế mở có lợi cho tất cả mọi người, sự mở cửa mang lại tiến bộ còn đóng cửa khiến chúng ta ở lại phía sau, các nền kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương hiểu điều này quá rõ. Chúng ta cần thiết lập hệ thống hợp tác khu vực đảm bảo quá trình tham vấn giữa các nước một cách ngang hàng nhau cũng như xây dựng hệ thống kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương mở cửa tự do, tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác nhau và người dân ở nhiều tầng lớp. Giúp cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở cửa hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn. Chúng ta cần chủ động thích nghi với phân chia lao động toàn cầu, định hình chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao nền kinh tế và xây dựng sức mạnh mới. Cần ủng hộ hệ thống thương mại đa biên, tiến hành chủ nghĩa khu vực mở giúp cho các quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại và đầu tư toàn cầu.
Xây dựng một khu vực thương mại tự do ở châu Á - Thái Bình Dương là giấc mơ chúng ta cùng nuôi dưỡng của cộng đồng doanh nghiệp. Đây chính là trả lời lại cộng đồng doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo APEC lần đầu tiên đã khởi đầu quá trình này tại Hà Nội năm 2006. Năm 2014, quá trình FTAT đã mở màn tại Băc Kinh, CHúng ta đã cùng cùng nhau hành động, thực hiện cung cấp và tạo ra khuôn khổ thể chế để tạo 1 nền kinh tế mở cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ 2, chúng ta cần tiếp tục theo đuổi phát triển sáng tạo và tạo ra động lực mới cho tăng trưởng. Sự phục hồi của nền kinh tế hiện nay đang được tạo ra và việc thiếu những nguồn lực mới đang là một yếu tố. Để tránh tình trạng gây ra sự gián đoạn chúng ta cần tăng cường đổi mới sáng tạo, đổi mới cơ cấu, loại bỏ mọi cản trở với đổi mới. Một thời đại cách mạng công nghiệp đang diễn ra trước mắt chúng ta. Nền kinh tế số và nền kinh tế chia sẻ đang diễn ra trên toàn cầu và những đột phá đang diễn ra trong những lĩnh vực mới như trí thông minh nhân tạo và khoa học lượng tử, chúng ta những người thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương không thể chỉ đứng ngoài nhìn. Chúng ta cần phải nắm lấy cơ hội, tăng cường đổi mới sáng tạo, đổi mới mô hình tăng trưởng và nuôi dưỡng những lĩnh vực phát triển mới. Chúng ta cần phải đổi mới cơ cấu và loại bỏ mọi rào cản đối với đổi mới để tạo ra động lực mới cho thị trường. Chúng ta phải thực hiện thỏa thuận Bắc Kinh về phát triển đổi mới kinh tế và phát triển, đồng thời tăngcường hợp tác mạng và nền kinh tế số.
Thứ 3, chúng ta phải tăng cường tính kết nối. Phát triển kết nối lẫn nhau là con đường tốt nhất để mang lại lợi ích chung cho các nền kinh tế. Các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có kết nối chặt chẽ với nhau và lợi ích của chúng ta không thể tách rời nhau. Một sự phát triển kết nối chặt chẽ với nhau như vậy sẽ mở ra chân trời mới cho sự phát triển của riêng từng nền kinh tế và tạo ra một nguồn lực chung cho chúng ta để đạt được sự phát triển với tư cách là các đối tác. Năm 2014, bản kế hoạch tổng hợp về kết nối của APEC đã được tạo ra và kế hoạch tổng thể này sẽ chỉ đường cho những nỗ lực của chúng ta để xây dựng kết nối ở khu vực chấu Á - Thái Bình Dương mang tính toàn diện và đa tầng lớp. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích phát triển đến mọi người trên thế giới cần phải nỗ lực hết sức mình.
Vào tháng 5 vừa qua, diễn đàn hợp tác “Vành đai” đã được tổ chức thành công tại Bắc Kinh, sáng kiến “Vành đai, con đường” kêu gọi nỗ lực chung và có 1 trọng tâm rất rõ ràng là phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối, tăng cường sự phối kết hợp các chính sách kinh tế, tăng cường sự bổ trợ lẫn nhau của các chiến lược phát triển của chúng ta để đạt được sự thịnh vượng chung. Đây là sáng kiến của Trung Quốc nhưng sáng kiến này thuộc về toàn thế giới. Sáng kiến này có nguồn gốc từ lịch sử những lại hướng tới tương lai. Sáng kiến này tập trung vào các quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi nhưng lại mở cửa cho các đối tác. Tôi tin rằng, việc mở màn sáng kiến “Vành đai, con đường sẽ mở ra một kênh rộng mở hơn và năng động hơn cho hợp tác châu Á-Thái Bình Dương”
Thứ 4, chúng ta cần khiến cho kinh tế phát triển bao trùm hơn để mang lại lợi ích cho người dân. Sự cản trở đối với toàn cầu hóa ngày nay chủ yếu được tạo ra bởi sự thiếu bao trùm trong quá trình phát triển. Nếu chúng ra muốn mang lại lợi ích phát triển đến tất cả các quốc gia trên khắp thế giới và mọi người trong khắp tầng lớp xã hội và biến tầm nhìn thành sự thật thì chúng ta cần nỗ lực hết sức mình. Trong những năm gần đây, chúng ta thử nghiệm nhiều biện pháp để có thể thúc đẩy phát triển bao trùm và chúng ta đã có được sự đồng thuận lớn về điều này. Chúng ta cần phải tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, phát triển thị trường bao trùm và mở rộng và tăng cường sự kết nối lợi ích. Chúng ta cần phải khiến cho sự bao trùm trở thành một phần của chính sách phát triển của chúng ta. Hoàn thiện các thể chế và hệ thống để đẩy mạnh năng suất và sự công bằng. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dụcy tế, giáo dục, việc làm… và các lĩnh vực khác quan trọng đối với đời sống của người dân , xóa đói giảm nghèo để giải quyết hố sâu khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu giàu và người nghèo. Chúng ta cần vươn tới những nhóm người bất lợi trong xã hội và tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và nhỏ để giúp người lao động thích nghi và mọi người có phần của mình trong sự phát triển bao trùm.
Thưa quý vị và các bạn, cổ nhân Trung Quốc đã có câu: “Đã nói là phải làm”, tăng cường phát triển APEC đòi hỏi tất cả các thành viên đều phải có hành động thực sự. Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc hiểu rõ trách nhiệm của mình. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã tiến hành tích cực để thích nghi, quản lý để có thể định hướng cho nền kinh tế mới của Trung Quốc, tăng cường cải cách cơ cấu về mặt cung ứng và chúng tôi đang theo đuổi phát triển cao hơn, chất lượng hơn, hiệu quả hơn, công bằng hơn và mang tính bền vững hơn.
Trong 04 năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức bình quân 7,2%, đóng góp 30% tăng trưởng GDP toàn cầu. Trung Quốc là một động lực chính tăng trưởng thế giới.
Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để loại bỏ những hào rào về thể chế gây cản trở phát triển thông qua những cải cách toàn diện. Đã có 360 sáng kiến cải cách và 1.500 biện pháp cải cách.Chúng tôi đã đạt được đột phát trong những lĩnh vực then chốt và các khuôn khổ cải cách đã được thực hiện ở những lĩnh vực quan trọng. Chúng tôi đã tăng cường những nỗ lực để xây dựng thể chế mới và chuyển đổi mô hình thương mại và đầu tư nước ngoài để chuyển sang mô hình từ số lượng sang chất lượng. Chúng tôi đã phát triển cả lý thuyết lẫn thực tế, phát triển từ thể chế, văn hóa và các biện pháp khác để tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng. Trung Quốc đã trở thành 1 “kênh khổng lồ” để tất cả những người chơi, những người sáng tạo có thể tham gia để tạo ra những thay đổi lớn từ cơ sở hạ tầng đến những lĩnh vực kinh tế chính, từ những mô hình thương mại cho đến những biện pháp tiêu dùng. Đổi mới sáng tạo đang dẫn đầu con đường của chúng ta.
Chúng tôi đã theo đuổi chính sách lấy con người làm trung tâm phát triển để phát triển của chúng tôi bao trùm hơn và có lợi hơn cho tất cả mọi người. Thu nhập cá nhân tại Trung Quốc tăng đều đặn hằng năm và vượt xa mức tăng GDP trong nhiều năm, hố sâu ngăn cách thành thị - nông thôn giảm dần, giới trung lưu đang tăng và chỉ số hơn 13 triệu công việc mới tại thành thị được tạo ra hằng năm trong 4 năm liên tục gần đây.Những thay đổi đáng kể đã được tạo ra trong quá trình theo đuổi phát triển xanh và chúng tôi đã đạt được hiệu quả mới trong quá trình bảo vệ môi trường. Để nhiều người thoát nghèo thì đây là một trong những quyết tâm của chính phủ Trung Quốc. Tôi đã dành nhiều thời gian để quan tâm đến vấn đề phát triển con người hơn bao giờ hết.
Trong vòng 5 năm qua, tôi đã đến nhiều vùng nông thôn nghèo khó của Trung Quốc để nhận thức những vấn đề cốt lõi của nghèo đói nhằm giải quyết triệt để vấn đề này. Kết quả là chúng tôi đã có tiến bộ nhất định trong cuộc chiến chống đói nghèo. Trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực đưa 60 triệu người dân thoát khỏi nghèo đói, và tỉ lệ người nghèo trên tổng dân số đã giảm đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn tăng lên trên 02 con số. Để làm được điều này không đơn giản và chúng tôi rất tự hào về việc xóa đói giảm nghèo.
Thưa quý vị và các bạn
Sự phát triển của Trung Quốc có quá trình lịch sử. Tháng 10/2017 vừa qua, Đại hội Đảng Trung Quốc đã khai mạc tại Bắc Kinh. Chúng tôi luôn luôn dựa theo mong muốn của người dân để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đại hội đã đưa ra những chương trình hành động để phát triển Trung Quốc trong thời đại mới và chúng tôi dự kiến, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành xã hội thịnh vượng, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đến năm 2035, Trung Quốc trở thành nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện đại. Năm 2050, Trung Quốc trở thành đất nước Xã hội chủ nghĩa hiện đại tự cường, phồn thịnh, văn hóa cao, hài hòa và tươi đẹp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì người dân Trung Quốc có một cuộc sống mới.
Trước hết, trên con đường này thì cần phải làm sâu sắc hơn nữa để thay đổi và phát huy hết tiềm lực cho phát triển, đảm bảo có thể giải quyết được những khó khăn trước mắt và loại bỏ tư tưởng thủ cựu làm cản trở phát triển. Để thúc đẩy sự sáng tạo trong xã hội chúng tôi phải thiết lập cơ chế hài hòa và hoàn chỉnh , tạo ra một nền hành chính Trung Quốc hiện đại.
Sang năm 2018, là kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành cải cách và cải cách của Trung Quốc sẽ được tiến hành trên mọi lĩnh vực, chúng tôi sẽ có những hành động kiên quyết hơn
Thứ hai: trong công cuộc này thì chúng tôi cần phải cần tìm ra mô hình phát triển mới. Kinh tế Trung Quốc hiện nay đang tăng trưởng cao, dựa trên các học thuyết phát triển mới. Hiện này kinh tế Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi với một quá trình phát triển rất cao và có chất lượng phát triển tốt.
Chúng tôi có học thuyết phát triển mới, đó là nâng caochất lượng của nền kinh tế. Chúng tôi sẽ cải cách cơ cấu dựa trên “Cung” và dựa trên tăng trưởng chất lượng và ổn định.
Trung Quốc sẽ tăng năng xuất lao động và tạo ra hệ thống công nghiệp vận hành trong nền kinh tế dựa trên sự sáng tạo của khoa học công nghệ, sự hiện đại của nền tài chínhn cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng tôi cũng thiết lập một nền kinh tế dựa trên thị trường có hiệu quả cao, năng động về vi mô cũng như có sự điều chỉnh về mặt vĩ mô. Những nỗ lực này nhằm làm cho Trung Quốc có nền kinh tế sáng tạo và cạnh tranh.
Trung Quốc sẽ kết nối với thế giới thông qua internet, dữ liệu lớn cũng như việc áp dụng công nghệ. Chúng tôi cũng sẽ tìm kiếm biện pháp mới, con đường mới để tạo ra những động lực mới cho phát triển một số khu vực như: Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, vành đai sông Dương Tử , Khu vực Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao…
Chúng tôi cũng xây dựng thành phố tiêu chuẩn của thế giới và là động lực của phát triển . Trung Quốc cũng rất nỗ lực tạo ra tăng trưởng cao dựa trên sự sáng tạo và chất lượng cao trên khắp các khu vực của đất nước. Đây là một trong những động lực và chúng tôi sẽ truyền kinh nghiệm này cho các nước khác trên thế giới.
Thứ 3: Trung Quốc sẽ tiếp tục hội nhập, mở cửa kinh tế với chất lượng cao hơn .Trung Quốc sẽ không làm chậm quá trình mở cửa kinh tế và chúng tôi sẽ hợp tác với các nước để tạo ra động lực phát triển thông qua thiết lập sáng kiến “Vành đai, con đường” . Chúng tôi sẽ có những chính sách tạo ra thuận lợi hóa thương mại ở trình độ cao. Chúng tôi cũng tạo ra hệ thống thương mại hoàn chỉnh dựa trên đối xử quốc gia và danh sách loại trừ và tạo ra thị trường tốt hơn. Tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài đều được đối xử công bằng như nhau và chúng tôi sẽ tạo ra những vùng thương mại tự do để tạo ra những cơ hội và cảng tự do thương mại. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác và tạo ra mạng lưới thuận lợi hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ có một thị trường rộng hơn và hoàn chỉnh hơn. Trung Quốc cần phải nhập khẩu 24.000 USD tỷ giá trị hàng hóa, cũng như thu hút 2.000 tỷ USD vốn đầu tư, và nhu cầu đầu tư ra nước ngoài cũng khoảng 2.000 tỷ USD.
Vào tháng 11/2017, Trung Quốc tổ chức triển lãm xuất nhập khẩu tại Thượng Hải. Đây là một kênh để Trung Quốc để tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước, mở rộng thị trường đối với tất cả các nước liên quan.
Thứ 4: Trong chặng đường này, chúng tôi nỗ lực tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân và đây là mục tiêu chúng tôi luôn luôn theo đuổi. Nâng cao cuộc sống của người dân thông qua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân
Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo dựng cơ sở về công bằng cho người dân để họ hạnh phúc và an toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục chương trình xóa đói giảm nghèo để đến năm 2020, người dân sống tại khu vực nông thôn của Trung Quốc sẽ thoát nghèo để 1,3 tỷ người dân Trung Quốc có cuộc sống tốt đẹp hơn và không ai bị bỏ lại phía sau.
Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh cải cách để bảo vệ môi trường, tạo ra một môi trường bền vững , có độ các-bon thấp. Chúng tôi cũng sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt nhất . Đến năm 2035, Trung Quốc sẽ có bước tăng trưởng cải thiện trong bảo vệ môi trường, để tạo ra một đất nước Trung Quốc tươi đẹp, đây là mục tiêu chung. Mức thải khí CO2 của Trung Quốc sẽ đạt mức đỉnh vào năm 2030 và chúng tôi sẽ nỗ lực giữ mức độ này và chúng tôi sẽ cố gắng giảm thải sử dụng nhiên liệu thô và chúng tôi không bao giờ dừng lại nỗ lực này
Thứ 5, APEC là con đường chúng ta mở rộng quan hệ hợp tác mới để có một tương lai chung cho nhân loại . Đây là giấc mơ của Trung Quốc và nó cũng là giấc mơ của nhân loại. Thế giới của chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và con đường phía trước không bao giờ êm ái nhưng chúng tôi không bao giờ từ bỏ giấc mơ này. Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau xây dựng một thế giới sạch, đẹp, hòa bình, an toàn, có sự thịnh vượng chung
Trung Quốc luôn coi trọng hòa bình, và chúng tôi coi trọng hòa bình giữa các quốc gia . Sự hài hòa giữa các quốc gia sẽ tạo ra sự phát triển hòa bình . Chúng tôi cam kết tạo ra hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tôi luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng và hoà bình, xây dựng đối tác trên toàn thế giới vì lợi ích của tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Dựa trên cơ sở này thì chúng tôi mong muốn xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, xây dựng nền kinh tế, chính trị thế giới ngày càng công bằng hơn.
Thưa quý vị và các bạn
Người dân trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần phải được sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng ta cần phải nỗ lực để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quan hệ này cần phải dựa trên tin tưởng lẫn nhau và hợp tác và lợi ích chung. Chúng ta cần có hành động và bước đi cụ thể để tạo ra sự hợp tác cũng như tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chúng ta"./.
Chủ tịch Tập Cận Bình: Thúc đẩy nền kinh tế mở có lợi cho mọi người
Video: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại APEC CEO Summit