Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

VOV.VN - Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Sáng nay (19/11), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cùng dự có Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo. 

Khai mạc phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, việc thực hiện Nghị quyết 18 thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay. Đây cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất mong chờ, đón nhận với sự ủng hộ mạnh mẽ và đang lan tỏa sự đồng tình ủng hộ trong toàn xã hội.

Cùng với đó, các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng thống nhất, đồng tình cao và mong muốn chủ trương này sớm thực hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, bài bản.

Tổng Bí thư nêu rõ, mới đây nhất, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18 trong toàn hệ thống chính trị, để làm cơ sở có những quyết sách đổi mới quyết liệt, mạnh mẽ trong việc sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Tổng Bí thư khẳng định, phiên họp ngày hôm nay sẽ triển khai một số nội dung liên quan để góp phần đẩy mạnh việc thực hiện đảm bảo mục tiêu yêu cầu của lộ trình đặt ra.

"Ban Chỉ đạo họp phiên đầu tiên để tiến hành các thủ tục và quán triệt các nội dung chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18, triển khai một số nội dung liên quan để góp phần đẩy mạnh việc thực hiện đảm bảo mục tiêu yêu cầu và lộ trình đề ra. Tinh thần là phải hết sức khẩn trương vì thời gian không còn nhiều, với quyết tâm chính trị rất cao, mở rộng dân chủ, tiếp thu tất cả các ý kiến tại phiên họp", Tổng Bí thư nêu rõ.

Tại phiên họp, ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo một số công việc Ban Chỉ đạo đã triển khai, kế hoạch, tiến độ tổng kết nghị quyết và dự kiến làm việc với một số cơ quan, tổ chức về định hướng sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương
Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

VOV.VN - Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 10 địa phương: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

VOV.VN - Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 10 địa phương: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã
Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; còn 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 135 xã, 21 phường và 8 thị trấn.

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; còn 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 135 xã, 21 phường và 8 thị trấn.

"Tinh gọn bộ máy phải là một cuộc cách mạng thực sự"
"Tinh gọn bộ máy phải là một cuộc cách mạng thực sự"

VOV.VN - PGS Lê Minh Thông cho rằng, đổi mới hệ thống chính trị, tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả phải được xem là một cuộc cách mạng thực sự, nếu không quyết liệt thì khó thành công.

"Tinh gọn bộ máy phải là một cuộc cách mạng thực sự"

"Tinh gọn bộ máy phải là một cuộc cách mạng thực sự"

VOV.VN - PGS Lê Minh Thông cho rằng, đổi mới hệ thống chính trị, tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả phải được xem là một cuộc cách mạng thực sự, nếu không quyết liệt thì khó thành công.