Triển khai Kết luận 79 của Bộ Chính trị về phát triển Đà Nẵng đến năm 2030

VOV.VN - Sáng 19/7, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn thành phố triển khai Kết luận 79 của Bộ Chính trị về Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị khoá XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng của Kết luận 79 của Bộ Chính trị về Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị khoá XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo kết luận của Bộ Chính trị, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43, thành phố Đà Nẵng đã đạt những kết quả quan trọng, củng cố và bước đầu phát huy vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng và cả nước. Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng còn nhiều khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế, dư địa phát triển; các chỉ tiêu kinh tế đạt khá thấp so với Nghị quyết đề ra; quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ, chưa tạo được lợi thế để bứt phá…

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược, tầm quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và cả nước; gắn với thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng có liên quan, nhất là Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị nhấn mạnh đến yêu cầu xác định việc thực hiện Nghị quyết và Kết luận này là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu thành phố Đà Nẵng tập trung rà soát toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai thực hiện Nghị quyết… Nội dung chính của Kết luận 79 là áp dụng chính thức và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp, bảo đảm phân cấp đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp; Rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách Quốc hội đã ban hành để sửa đổi, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố…

Kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu, trước mắt cần tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để xây dựng thí điểm khu thương mại tự do; trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực; phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trung tâm công nghệ cao của cả nước; trung tâm vùng về logistics, du lịch - dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố" trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Nghiên cứu việc mở rộng không gian phát triển cho thành phố. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục yêu cầu xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế, đô thị du lịch lớn gắn với kinh tế biển; là trung tâm nghề cá hiện đại gắn với ngư trường Hoàng Sa và bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo.

Bên cạnh đó, Kết luận cũng đề cập đến việc chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn; chuyển đổi khu bến Tiên Sa thành trung tâm du lịch - dịch vụ biển; Tiếp tục mở rộng Khu công nghệ cao Đà Nẵng cùng với các khu đô thị, dịch vụ vệ tinh trở thành tổ hợp khu đô thị - công nghệ cao sáng tạo, hiện đại, hạ tầng đồng bộ; Khẩn trương triển khai có hiệu quả quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng kinh tế động lực miền Trung; xây dựng huyện Hòa Vang trở thành đô thị vệ tinh.

Bộ Chính trị yêu cầu đầu tư phát triển văn hoá, con người đồng bộ, ngang tầm với phát triển kinh tế, đưa hình ảnh thành phố Đà Nẵng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế; xây dựng “nếp sống văn hoá - văn minh đô thị”…

Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục mở rộng mạng lưới, quy mô giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh xã hội hoa giáo dục; Ưu tiên bố trí nguồn lực hoàn thiện Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia. Đồng thời đầu tư hoàn thiện mạng lưới y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh …

 

Quán triệt Kết luận 79 của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng để thực hiện có hiệu quả Kết luận 79, thành phố Đà Nẵng cần tăng cường tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của Kết luận 79.

“Nhận thức thật đúng và sâu sắc về 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kết luận 79 giải quyết hiệu quả nhưng vấn đề đặt ra đối với thành phố để cùng đồng tâm, hiệp lực và hành động để tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố đáp ứng kỳ vọng của Trung ương. Thứ hai là cấp ủy Đảng các cấp của Thành ủy cần ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận với những giải pháp thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp điều kiện của từng địa phương, đơn vị để đảm bảo Kết luận số 79 được triển khai đồng bộ với Nghị quyết số 43 và sớm đi vào cuộc sống. Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các Bộ, ngành trong xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận”. Ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Hội nghị đã nghe dự thảo Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng với những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Kết luận 79 của Bộ Chính trị về tiếp tuc thực hiện Nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Kết luận 79 bằng mọi hình thức. Công tác tuyên truyền phải được hiện một cách thường xuyên, liên tục và có chiều sâu, làm sao để cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên, người dân trên địa bàn thành phố đều được phổ biến, hiểu rõ về ý nghĩa đặc biệt, có tầm quan trọng cũng như những điểm mới. Nổi bật Kết luận 79 là về quan điểm, chủ trương và các nhiệm vụ, giải pháp xác định rõ hướng đi của thành phố trong thời gian đến.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự bản lĩnh, khát vọng vươn lên, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, khơi dậy khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Trước mắt, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tham mưu cho Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 79 trong tháng 8 năm 2024.

Ông Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh: “Tham mưu ban hành, triển khai nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết 36 tham mưu để ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ triển khai Nghị quyết 136, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và Kế hoạch của UBND Thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 36; thành lập Ban chỉ đạo của Thành ủy để thực hiện Nghị quyết 136 và sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của thành phố để thực hiện Nghị quyết 36 ngay khi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025”.

Dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đã trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân Vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về “xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cơ quan thường trú khu vực miền Trung, Đài TNVN được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị Khóa XII, Nghị quyết 119/2020 của Quốc hội Khóa 14 và quá trình xây dựng, ban hành Nghị quyết số 136 năm 2024 của Quốc hội Khóa XV.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần cơ chế đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng tạo bước đột phá mới
Cần cơ chế đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng tạo bước đột phá mới

VOV.VN - Từ một đô thị không gian chật hẹp, hạ tầng cũ kỹ, đời sống người dân còn khó khăn, đến nay thành phố Đà Nẵng đã tạo nên một kỳ tích trong phát triển kinh tế- xã hội. Đà Nẵng trở thành một thành phố có tốc độ hiện đại hóa, đô thị hóa thuộc nhóm các địa phương cao nhất cả nước.

Cần cơ chế đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng tạo bước đột phá mới

Cần cơ chế đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng tạo bước đột phá mới

VOV.VN - Từ một đô thị không gian chật hẹp, hạ tầng cũ kỹ, đời sống người dân còn khó khăn, đến nay thành phố Đà Nẵng đã tạo nên một kỳ tích trong phát triển kinh tế- xã hội. Đà Nẵng trở thành một thành phố có tốc độ hiện đại hóa, đô thị hóa thuộc nhóm các địa phương cao nhất cả nước.

Phản hồi sau loạt bài về xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng của VOV
Phản hồi sau loạt bài về xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng của VOV

VOV.VN - Sau khi nghe loạt bài này, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho rằng, loạt bài đã nói đúng, nói trúng vấn đề cấp bách về xây dựng chính quyền đô thị hiện nay.

Phản hồi sau loạt bài về xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng của VOV

Phản hồi sau loạt bài về xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng của VOV

VOV.VN - Sau khi nghe loạt bài này, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho rằng, loạt bài đã nói đúng, nói trúng vấn đề cấp bách về xây dựng chính quyền đô thị hiện nay.

Những vướng mắc từ mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng
Những vướng mắc từ mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng

VOV.VN -Bài 1 của Loạt bài “Thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng: Cần cơ chế đột phá mới” phân tích những ưu điểm sau gần 3 năm chính quyền thành phố Đà Nẵng hoạt động theo mô hình này. Khi không tổ chức HĐND tại 6 quận và 45 phường, trách nhiệm các cấp chính quyền tại đây được nâng lên nhưng thực tế cũng phát sinh nhiều bất cập.

Những vướng mắc từ mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng

Những vướng mắc từ mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng

VOV.VN -Bài 1 của Loạt bài “Thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng: Cần cơ chế đột phá mới” phân tích những ưu điểm sau gần 3 năm chính quyền thành phố Đà Nẵng hoạt động theo mô hình này. Khi không tổ chức HĐND tại 6 quận và 45 phường, trách nhiệm các cấp chính quyền tại đây được nâng lên nhưng thực tế cũng phát sinh nhiều bất cập.

Đà Nẵng nêu kiến nghị sau 3 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Đà Nẵng nêu kiến nghị sau 3 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị

VOV.VN - Sau 3 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị, Đà Nẵng đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119/2020 về thẩm quyền quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền HĐND trước đây, nay chưa được quy định.

Đà Nẵng nêu kiến nghị sau 3 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị

Đà Nẵng nêu kiến nghị sau 3 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị

VOV.VN - Sau 3 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị, Đà Nẵng đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119/2020 về thẩm quyền quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền HĐND trước đây, nay chưa được quy định.