Ủy ban Mặt trận TPHCM góp ý dự thảo Chính quyền đô thị

VOV.VN -Các đại biểu nêu ý kiến cần làm rõ việc cải cách hành chính gắn với mô hình chính quyền đô thị.

Sáng nay (15/8), Ủy ban MTTQ TP HCM  tổ chức hội nghị Góp ý đề án “Thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh”. 

Hầu hết các đại biểu đều đồng ý với việc cần thiết xây dựng chính quyền đô thị ở TP HCM để đáp ứng yêu cầu phát triển và giải quyết những bất cập trong quản lý hành chính hiện nay.

Nhất thiết người đứng đầu các cấp chính quyền trong mô hình này phải do dân bầu (Ảnh minh họa)

Các đại biểu cũng cho rằng: việc thành phố phân cấp thành thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố vệ tinh và vùng nông thôn, từ đó có mô hình chính quyền tương ứng như trong dự thảo đề án là hợp lý. Tuy nhiên, dự thảo đề án cũng cần làm rõ khả năng cải cách hành chính gắn với mô hình chính quyền đô thị.

Nhất thiết người đứng đầu các cấp chính quyền trong mô hình này phải do dân bầu ra, vì trong dự thảo hiện nay, người đứng đầu Ủy ban hành chính các huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh và UBND các xã, thị trấn thuộc 3 huyện này không phải do HĐND bầu.

Nhiều đại biểu cũng nêu ý kiến: đề án đã đề cập tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mô hình chính quyền đô thị thì theo đó, vai trò của người đứng đầu cả trong điều hành lẫn trong chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra trên địa bàn mình quản lý là rất lớn, yêu cầu khả năng lãnh đạo và năng lực chuyên môn phải cao. Như vậy, cùng với việc đưa ra mô hình, đề án cũng nên đề cập việc chuẩn hóa, nâng cao trình độ và quy hoạch lại đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu.

Một số đại biểu còn băn khoăn về lợi ích của người dân, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, liệu có đơn giản hơn, thuận tiện hơn trong mô hình chính quyền mới. Đề án cần trả lời câu hỏi này để bổ sung cho tiêu chí xây dựng một chính quyền thực sự là “của dân, do dân và vì dân”.

Ông Đồng Văn Khiêm, thành viên Ủy ban MTTQ TP HCM nói: Việc xây dựng mới mô hình chính quyền đô thị cần kết hợp rất chặt chẽ với cải cách hành chính. Nhưng trong dự thảo đề án chủ yếu đề cập đến UBND chứ chưa nói gì đền bộ máy các Sở ngành liên quan mà cái này mới là cái cần thiết.

"Hiện nay có nhiều việc dân muốn hỏi thì cứ đá cho nhau và khi có chuyện xảy ra thì không có ai chịu trách nhiệm hết. Cho nên, vấn đề cải cách hành chính làm sao để bộ máy chính quyền cũng gọn nhẹ thật, có trách nhiệm thật", ông Khiêm nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Họp Ban chỉ đạo về thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Họp Ban chỉ đạo về thí điểm mô hình chính quyền đô thị

Ngày 16/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Họp Ban chỉ đạo về thí điểm mô hình chính quyền đô thị

Họp Ban chỉ đạo về thí điểm mô hình chính quyền đô thị

Ngày 16/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Lấy ý kiến xây dựng chính quyền đô thị TP HCM
Lấy ý kiến xây dựng chính quyền đô thị TP HCM

VOV.VN -Hệ thống quản lý hành chính được tổ chức gồm hai cấp so với 3 cấp hiện tại

Lấy ý kiến xây dựng chính quyền đô thị TP HCM

Lấy ý kiến xây dựng chính quyền đô thị TP HCM

VOV.VN -Hệ thống quản lý hành chính được tổ chức gồm hai cấp so với 3 cấp hiện tại